Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi ở mặt

Ra mồ hôi nhiều ở mặt là không gây hại cho chúng ta nhưng lại gây phiền phức trong các tình huống xã hội. Tại sao chúng ta lại bị tăng tiết mồ hôi nhiều, tại sao lại xảy ra ở vùng mặt. Các cách chữa bệnh ra mồ hôi nhiều ở mặt được lựa chọn là gì? Mẹo sinh hoạt hạn chế các kích thích gây tăng tiết mồ hôi ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi ở mặt Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi ở mặt

Ra mồ hôi nhiều ở mặt là không gây hại cho chúng ta nhưng lại gây phiền phức trong các tình huống xã hội. Tại sao chúng ta lại bị tăng tiết mồ hôi nhiều, tại sao lại xảy ra ở vùng mặt. Các cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi ở mặt được lựa chọn là gì? Mẹo sinh hoạt hạn chế các kích thích gây tăng tiết mồ hôi ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh ra mồ hôi nhiều ở mặt là gì?

Mọi người đều đổ mồ hôi. Đây là một chức năng sinh lý của da. Đa số người ta đổ mồ hôi đa phần ở mặt, cổ, vùng dưới cánh tay, tay, chân, và vùng bẹn.

Khi một người có tình trạng tăng tiết mồ hôi nhiều ở mặt, bạn có thể có một tình trạng gọi là bệnh tăng tiết mồ hôi ở mặt.

Tăng tiết mồ hôi được đinh nghĩa là tình trạng tiết mồ hôi với số lượng nhiều hơn cần thiết để duy trì nhiệt độ cơ thể sinh lý bình thường. Mức độ tăng tiết mồ hôi được xếp loại từ ẩm ướt đến nhỏ giọt (rất ướt).

Nếu bạn cảm thấy sự tăng tiết mồ hôi xảy ra nhiều ở vùng mặt, mặc dù bạn đang ở trạng thái nghỉ ngơi, khi bạn không ở trong môi trường nhiệt độ cao (chẳng hạn như đi nắng, phòng không có thiết bị điều hòa), không căng thẳng, không vận động thể lực, hay đang không ăn đồ cay, thì bạn có thể mắc bệnh tăng tiết mồ hôi ở mặt.

Bệnh tăng tiết mồ hôi ở mặt không gây hại, nó chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu và phiền phức trong giao tiếp xã hội. Tin tốt lành là có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh tăng tiết mồ hôi ở mặt.

vicare-cach-chua-benh-ra-nhieu-mo-hoi-o-mat-body-1
Bệnh ra mồ hôi nhiều ở mặt là gì?

Các nhóm của bệnh tăng tiết mồ hôi nhiều

Bệnh tăng tiết mồ hôi nhiều có 2 nhóm chính bao gồm: tăng tiết mồ hôi nhiều nguyên phát và tăng tiết mồ hôi nhiều thứ phát.

Tăng tiết mồ hôi nhiều nguyên phát thì phổ biến hơn nhóm kia. Nhóm bệnh này có nghĩa là sự tăng tiết mồ hôi nhiều không bị gây ra do bởi một bình kèm theo khác, do hoạt động thể lực, do tăng nhiệt độ cơ thể. Nhóm bệnh này thường ảnh hưởng tay, chân, và vùng mặt. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng khác của cơ thể.

Nhóm tăng tiết mồ hôi thứ phát có liên quan đến một tình trạng bệnh lý hoặc sử dụng thuốc, khiến gây nên tình trạng tăng tiết mồ hôi nhiều. Các tình trạng gây ra có thể bao gồm:

  • Bệnh tim mạch
  • Ung thư
  • Đái tháo đường
  • Mãn kinh
  • Tổn thương cột sống
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm
vicare-cach-chua-benh-ra-nhieu-mo-hoi-o-mat-body-2
Đổ mồ hôi nhiều là một trong những biếu hiện của thời kỳ mãn kinh

Tại sao bệnh ra mồ hôi nhiều lại ảnh hưởng lên mặt?

Bệnh tăng tiết mồ hôi có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào của cơ thể, trong đó mặt có rất nhiều tuyến mồ hôi. Vì thế, bạn có tình trạng tăng tiết mồ hôi nhiều ở mặt.

Một nghiên cứu cho thấy khoảng 30% đến 50% bệnh nhân tăng tiết mồ hôi nhiều ở mặt có tiền sử thành viên trong gia đình cũng bị.

Nếu bạn thấy mặt mình thường xuyên ướt nhiều mồ hôi, bạn có thể tìm đến sự can thiệp y tế. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân thứ phát gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi nhiều (nếu có) cho bạn.

Khi bác sĩ đã xác định bệnh tăng tiết mồ hôi nhiều ở mặt của bạn không do bệnh lý khác, bác sĩ sẽ tham vấn phương pháp điều trị phù hợp tốt nhất cho bạn.

Các nhân tố kích hoạt ra mồ hôi nhiều ở mặt

Tình trạng tăng tiết mồ hôi nhiều ở mặt có thể xảy ra trong những tình huống khác thường như khi thời tiết lạnh hay bạn nghỉ ngơi không gắng sức, có nhiều yếu tố có thể kích hoạt tình trạng này, bao gồm:

  • Độ ẩm không khí
  • Thời tiết nóng
  • Stress tinh thần, trầm cảm, tức giận, sợ hãi
  • Ăn đồ ăn cay nóng
  • Vận động thể lực mức độ trung bình

Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi ở mặt

Một số các lựa chọn về phương pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc chống tăng tiết mồ hôi dạng bôi không cần kê toa chứa aluminum chloride.
  • Thuốc chống tăng tiết mồ hôi kê toa chứa aluminum chloride hexahydrate. Loại hoạt chất này có thể gây kích ứng ở da nhạy cảm vùng mặt. Bác sĩ sẽ giúp bạn một liệu trình để kiểm soát tình trạng tăng tiết mồ hôi và bảo vệ da.
  • Tiêm botox. Tiêm botox được sử dụng để giảm hoạt động của những dây thần kinh chi phối hoạt động của các tuyến mồ hôi. Tiêm botox trong điều trị tăng tiết mồ hôi sẽ cần nhiều mũi để có thể bắt đầu thấy sự hiệu quả, và liệu trình có thể bảo tồn đến 12 tháng.
  • Thuốc uống ức chế hệ thần kinh giao cảm làm giảm tiết mồ hôi khắp cơ thể. Loại thuốc này có thể có các tác dụng phụ như táo bón, chóng mặt, khô miệng.
  • Một số thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm tiết mồ hôi và kiểm soát mệt mỏi tinh thần- một nhân tố kích thích tình trạng tăng tiết mồ hôi. Nhưng hãy nhớ rằng một số các loại thuốc chống trầm cảm khác lại khiến bạn tăng tiết mồ hôi thêm!
  • Thuốc uống chẹn thụ thể beta và benzodiazepines có thể ức chế sự tiết mồ hôi.

Các cách chữa bệnh có triển vọng cho bệnh ra mồ hôi nhiều ở mặt

Có vài phương pháp điều trị khác không thường được ứng dụng cho vùng mặt, bao gồm:

  • Điện chuyển ion (Lontophoresis ) là một liệu trình liên quan đến việc chạy một dòng điện điện thế thấp khắp cơ thể với cơ thể bạn ngâm trong nước. Liệu pháp này hiệu quả nhất ở bệnh nhân tăng tiết mồ hôi nhiều vùng tay, chân, dưới cánh tay.
  • Phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi là một lựa chọn khác điều trị tăng tiết mồ hôi nhiều, nhưng nó thường chỉ áp dụng cho vùng dưới cánh tay.
  • Phẫu thuật thần kinh giao cảm. Phẫu thuật này là liệu trình cắt bỏ một số các dây thần kinh giao cảm chi phối hoạt động của các tuyến mồ hôi, sẽ khiến giảm sự sản xuất mồ hôi.
vicare-cach-chua-benh-ra-nhieu-mo-hoi-o-mat-body-3
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi thường áp dụng cho vùng dưới cánh tay

Mẹo vặt trong sinh hoạt cho bệnh ra mồ hôi nhiều ở mặt

Ngoài các phương pháp điều trị trên, có rất nhiều mẹo trong đời sống hằng ngày có thể giúp bạn giảm tiết mồ hôi ở mặt quá mức. Một số mẹo đó bao gồm:

  • Tắm rửa thường xuyên để giảm vi khuẩn và độ ẩm da
  • Bôi thuốc chống tiết mồ hôi trước khi đi ngủ và vào buổi sáng.
  • Giữ khăn khô trong túi của bạn để lau khô mồ hôi
  • Tránh tiêu thụ thức ăn cay nóng, thức uống chứa caffeine
  • Tránh nhiệt độ cao hay mặc đồ quá kín
  • Ăn bữa ăn chia thành nhiều bữa nhỏ, để làm giảm thời gian tiêu hóa thức ăn, giúp giảm sản xuất nhiệt cơ thể.

Bệnh ra mồ hôi nhiều ở mặt tuy không gây hại đến sức khỏe nhưng lại khiến chúng ta bị tự ti trong đời sống xã hội và cảm thấy phiền phức. Nếu mặt bạn luôn ẩm ướt dù không ở trạng thái kích thích, bạn có thể tham vấn bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp.

Xem thêm:

  • Trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm mẹ cần làm gì?
  • Tại sao một số người đổ mồ hôi nhiều hơn người khác?
  • Tại sao nhiều người đổ mồ hôi nhiều khi ăn?