Cách chữa bệnh phù chân ở người già
Người già rất hay bị phù chân, do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan. Triệu chứng phù chân có thể được chữa trị mà không để lại biến chứng. Vậy bạn đã biết cách chữa bệnh phù chân ở người già chưa?
Cách chữa bệnh phù chân ở người già
Người già rất hay bị phù chân, do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan. Triệu chứng phù chân có thể được chữa trị mà không để lại biến chứng. Vậy bạn đã biết cách chữa bệnh phù chân ở người già chưa?
Bệnh phù chân ở người già là gì?
Bệnh phù chân thường gặp ở người cao tuổi. Dấu hiệu của phù chân ban đầu không rõ ràng, người bệnh chỉ thấy mình tăng cân. Sau đó, sẽ thấy chân phù to lên. Tính chất phù chân có thể khác nhau: phù chân trắng, mềm, ấn vào lõm hoặc không lõm, vùng da có thể trở nên cứng và dày. Có người bị phù một bên chân, nhưng cũng có người bị phù cả hai chân. Chân bị phù có thể cảm thấy nặng nề, đau, nóng và nhức.
Phù nề xuất hiện khi chất lỏng tích tụ ở các mô bàn chân, khiến cho chân phình lên. Các nguyên nhân chính gây ra phù nề là:
- Bệnh tim mạch: khi bị mắc các bệnh về tim mạch, áp lực máu trong tĩnh mạch và mao mạch tăng, khiến cho chất lỏng bị ép ra khỏi mạch máu và chảy vào mô. Ở bệnh nhân bị suy tim, phù nề là một trong những triệu chứng không thể tránh khỏi. Khi tim yếu đi, không còn khả năng hút màu từ các cơ quan về tim, dẫn đến ứ đọng máu và tích tụ chất lỏng trong các mô, đặc biệt là ở chân.
- Bệnh thận: ở người già, chức năng thận yếu đi, dẫn đến giảm khả năng lọc máu và tiết chất thải. Bệnh nhân bị suy thận không thể thải nước tiểu hiệu quả, dẫn đến ứ đọng chất lỏng trong cơ thể, gây phù nề.
- Bệnh tiểu đường: người cao tuổi bị tiểu đường lâu năm sẽ có van tĩnh mạch yếu. Điều này khiến cho máu không từ tĩnh mạch không thể quay về tim một cách hiệu quả, dẫn đến ứ đọng chất lỏng ở tĩnh mạch và phù chân.
- Bệnh xơ gan: khi chức năng gan thay đổi, sẽ dẫn đến thay đổi về hormone và hóa chất điều tiết dịch, làm tăng áp lực mạch máu ở ổ bụng và chân. Từ đó dẫn đến ứ đọng chất lỏng ở ổ bụng và chân, gây phù nề.
Ngoài ra, phù chân cũng có thể xảy ra ở những người già có chế độ ăn uống không hợp lý như ăn nhiều đồ mặn, nhiều đồ ngọt, nghiện rượu, thiếu vitamin B1 ... Ngoài ra, chế độ sinh hoạt không phù hợp: đứng nhiều, ngồi nhiều, hoặc thừa cân cũng dẫn đến phù chân.
Cách chữa bệnh phù chân ở người già
Để chữa bệnh phù chân ở người già, cần phải tìm hiểu rõ nguyên do gây phù chân. Nếu nguyên nhân gây phù chân là do bệnh lý, thì cần phải chữa dứt điểm các bệnh đó. Nếu nguyên nhân gây phù chân là do lối sống thì người bệnh cần sinh hoạt hợp lý và điều độ hơn.
- Đào thải bớt chất lỏng trong cơ thể bằng cách sử dụng các loại thảo dược lợi tiểu như râu ngô, mã đề...
- Cân bằng chế độ ăn uống: giảm ăn mặn, ngọt, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả.
- Nên vận động thường xuyên: chỉ cần đi bộ đều đặn là đủ để giảm phù chân, bởi vận động khiến cho mạch máu tuần hoàn tốt hơn, đưa máu về tim. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Người bệnh cần tập thể dục thường xuyên cho chân từ 10-15 phút, 3-4 lần/ngày , và cứ mỗi 1-2 giờ, nên đứng dậy và đi bộ.
- Mát-xa nhẹ nhàng vùng chân bị phù nề cũng tạo áp lực đẩy chất lỏng ra khỏi các mô để chất lỏng dư thừa được đào thải.
- Tránh ngâm chân bằng nước nóng. Tránh để cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột: thay đổi nóng lạnh đột ngột có thể khiến cho bệnh phù chân trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kê chân lên cao khi nằm xuống.
Bệnh phù chân nếu không được chữa trị dứt điểm thì sẽ gây khó chịu, thậm chí là ngứa ngáy, viêm da, gây sẹo giữa các lớp mô, làm giảm lưu thông máu. Vì thế, nên chữa trị bệnh kịp thời và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh không tái phát.
Xem thêm:
- Phù chân ở người cao tuổi có đáng lo ngại
- Lý giải nguyên nhân bị phù chân khi mang thai
- Phù chân khi mang thai: Có nguy hiểm?