Cách chữa bệnh lòi dom ở trẻ em
Lòi dom là một bệnh lý khá nguy hiểm ở trẻ em và thậm chí nó có thể đe dọa đến tính mạng của bé nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, việc phát hiện và tìm cách chữa bệnh lòi dom ở trẻ em là một việc cấp thiết dành cho bất kỳ cha mẹ nào. Nếu muốn giúp bé thoát khỏi các nguy cơ sức khỏe đến từ lòi dom, mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn về phương pháp đối phó với bệnh trong bài viết dưới đây.
Cách chữa bệnh lòi dom ở trẻ em
Lòi dom là một bệnh lý khá nguy hiểm ở trẻ em và thậm chí nó có thể đe dọa đến tính mạng của bé nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, việc phát hiện và tìm cách chữa bệnh lòi dom ở trẻ em là một việc cấp thiết dành cho bất kỳ cha mẹ nào. Nếu muốn giúp bé thoát khỏi các nguy cơ sức khỏe đến từ lòi dom, mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn về phương pháp đối phó với bệnh trong bài viết dưới đây.
1. Cách chăm sóc bé bị bệnh lòi dom tại nhà
Theo các chuyên gia cho biết, lòi dom tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, thế nhưng ở độ tuổi còn nhỏ, lòi dom sẽ khiến sinh hoạt và cuộc sống của bé gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực, từ đó hạn chế sự phát triển về thể chất của bé. Vì thế, việc tìm ra cách chữa bệnh lòi dom ở trẻ em một cách khoa học là điều cần thiết.
Điều chỉnh chế độ ăn giàu chất xơ
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lòi dom ở bé là thể trạng yếu hoặc bé thường hay bị táo bón... Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng phải được thay đổi một cách hợp lý nhằm cải thiện nguồn dinh dưỡng đến bé, từ đó tăng cường sức đề kháng và loại bỏ tình trạng táo bón.
- Khẩu phần ăn phải tăng thêm nguồn chất xơ đến từ các loại rau củ như khoai lang, mồng tơi, đu đủ, bưởi, cam...
- Hãy cho bé uống nhiều nước hơn để giúp phân mềm, tránh tình trạng bị táo bón.
- Ở những bé khoảng 4 – 5 tuổi, bữa ăn hàng ngày nên được chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin cũng như các thực phẩm nhuận tràng để thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa thuận lợi, hiệu quả.
- Nếu bé đang uống sữa bột, mẹ nên tránh mua các loại sữa có hàm lượng chất sắt cao bởi thành phần này sẽ gây ra chứng táo bón ở bé. Thay vào đó, mẹ có thể pha thêm chất xơ hoặc nước cháo loãng với sữa và cho bé uống.
Tắm cho bé bằng nước ấm
Đây cũng là một cách chữa bệnh lòi dom ở trẻ em mà mẹ cần biết.Khi bé được thư giãn trong chậu nước ấm, đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng bụng của bé. Điều này sẽ khiến phân của bé trở nên lỏng hơn, dễ dàng đi ngoài hơn.
Di chuyển chân của bé
Sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, mẹ nên di chuyển đôi chân của bé khoảng 10 đến 15 phút để kích thích tiêu hóa.
Massage bụng hàng ngày
Mỗi ngày, mẹ nên xoa bụng của bé khoảng 10 đến 15 phút để kích thích việc đi đại tiện. Tuy nhiên, cần chú ý không massage bụng khi bé vừa ăn no hoặc còn đang đói, đồng thời phải quan sát thái độ của bé. Nếu bé có biểu hiện khó chịu, hãy ngừng lại.
Tạo thói quen tập thể dục cho bé
Ở những bé đã lớn hơn và có khả năng vận động độc lập (đã đến trường), bạn có thể tập cho bé thói quen tập luyện thể dục mỗi ngày, từ đó giúp bé cơ thể của bé khỏe mạnh hơn, kích thích quá trình lưu thông máu và từ đó khiến hệ tiêu hóa hoạt động tốt, việc đại tiện cũng trở nên dễ dàng.
Hỗ trợ bé đẩy khối sa trực tràng lên
Ba mẹ nên theo dõi tình trạng của bé và khi cần thiết, hãy hỗ trợ bé trong việc đẩy khối sa trực tràng lên bằng cách đặt bé nằm ngửa, kê cao mông và để 2 chân dạng ra. Lúc này, một người sẽ giữ vùng eo và giơ cao chân lên.
Tiếp theo, dùng nước ấm để vệ sinh khối sa và nắm gọn khối sa này, ngón cái đặt ở giữa khối sa, nhẹ nhàng đẩy lên trên. Trong lúc đẩy, hãy từ từ hạ thấp dần phần chân của bé xuống và khép lại. Ngay khi khối sa vừa được đẩy lên hết, hai chân của bé cũng đang duỗi thẳng và nếp mông khép kín. Bạn hãy giữ tư thế này của bé một lúc.
2. Hướng dẫn mẹ cách chữa bệnh lòi dom ở trẻ em bằng thuốc tây
Bên cạnh việc chú ý chế độ chăm sóc, bạn cũng cần phải có sự hỗ trợ từ các loại thuốc Tây nếu bệnh diễn biến ở giai đoạn nhẹ (biểu hiện điển hình là cảm giác ngứa ngáy, búi dom nhỏ hoặc đi ngoài ra máu). Thuốc tây dùng để chữa lòi dom bao gồm 2 loại chính:
- Thuốc uống – thuốc tiêm: tăng cường tính thẩm thấu và độ bền của vùng tĩnh mạch hậu môn, từ đó giảm chứng phù nề, sưng tấy và cầm máu tốt nếu búi dom chảy máu.
- Thuốc bôi – thuốc đặt hậu môn: là những nhóm thuốc có tác dụng tại chỗ, bao gồm khả năng kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm và sát trùng, hạn chế viêm nhiễm. Một số loại thuốc bôi thường được chỉ định là kem Tronolane Anesthetic, dung dịch Recticare, thuốc bôi Preparation H, kem bôi Nupercainal, thuốc Mayinglong Musk...
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây cần có sự chỉ định từ bác sỹ với đơn thuốc cụ thể về loại thuốc, số lần... và bạn cũng nên thực hiện đúng lịch hẹn tái khám, tuyệt đối không được dùng thuốc tùy tiện bởi điều này có khả năng mang lại cho bé nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
3. Chữa bệnh lòi dom bằng giải pháp ngoại khoa
Trẻ em thường là đối tượng còn đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy sự liên kết giữa các cơ quan sẽ thiếu bền vững. Điều này khiến việc can thiệp ngoại khoa gặp khó khăn và nếu muốn thực hiện, ba mẹ cần có ý kiến từ các bác sỹ chuyên khoa.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về những cách chữa bệnh lòi dom ở trẻ em mà bất kỳ ba mẹ nào cũng cần phải cập nhật. Khi bé có dấu hiệu trở nặng của bệnh, hãy đưa bé đến gặp bác sỹ để có phương pháp can thiệp khác.
Xem thêm:
- Bệnh trĩ và cách điều trị bệnh trĩ
- Bệnh trĩ có dấu hiệu gì?
- 5 bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng đông y hiệu quả