Cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em không cần dùng thuốc

Hôi miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh hôi miệng xảy ra do thói quen vệ sinh răng miệng kém, do bệnh lý ổ miệng, hay bệnh lý ngoài ổ miệng. Ngoài việc điều trị nguyên nhân gây ra hôi miệng, hôi miệng có thể được loại bỏ bằng các biện pháp không dùng thuốc. Cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em không cần dùng thuốc là gì?

Cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em không cần dùng thuốc Cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em không cần dùng thuốc

Hôi miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh hôi miệng xảy ra do thói quen vệ sinh răng miệng kém, do bệnh lý ổ miệng, hay bệnh lý ngoài ổ miệng. Ngoài việc điều trị nguyên nhân gây ra hôi miệng, hôi miệng có thể được loại bỏ bằng các biện pháp không dùng thuốc. Cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em không cần dùng thuốc là gì?

Định nghĩa hôi miệng

Bệnh hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi kéo dài, là một tình trạng mà nước súc miệng bạc hà hay việc chải răng quy cách có thể giải quyết. Không phải là “hôi miệng lúc thức dậy” hay là hơi thở dậy mùi sau một bữa ăn nặng mùi, bệnh hôi miệng tồn tại theo thời gian và có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác.

Các dấu hiệu thường thấy của bệnh hôi miệng bao gồm:

  • Hơi thở có mùi hôi
  • Cảm thấy chua miệng
  • Khô họng
  • Mảng bám trên lưỡi
  • Thức ăn và bệnh hôi miệng

Thức ăn nặng mùi như tỏi, hành không gây bệnh hôi miệng, nó chỉ khiến hơi thở dậy mùi trong một thời gian cho đến khi thức ăn hoàn toàn được tiêu hóa.

vicare.vn-cach-chua-benh-hoi-mieng-o-tre-em-khong-can-dung-thuoc-body-1

Thói quen răng miệng xấu và bệnh hôi miệng

Nếu trẻ không đánh răng ít nhất 2 lần một ngày và không sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên, các hạt thức ăn có thể tồn tại trong ổ miệng của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi của vi khuẩn giữa các kẽ răng, xung quanh nướu, và trên lưỡi. Sự phát triển của vi khuẩn tạo ra mùi hôi miệng. Nước súc miệng kháng khuẩn có thể giúp giảm đi lượng vi sinh vật.

Bệnh của ổ miệng và bệnh hôi miệng

Răng mọc không đều

Răng mọc thưa có nhiều khoảng kẽ lớn là nơi để thức ăn bám lại, gây sinh sôi nẩy nở vi trùng, gây hôi miệng

Sâu răng,viêm nướu, viêm nha chu, viêm loét niêm mạc miệng

Ổ sâu răng là môi trường thuận lợi của vi khuẩn, là nơi bám dính của thức ăn là cách mà ổ sâu răng gây hôi miệng.

Viêm nướu là tình trạng viêm của nướu, viêm nướu xảy ra do vệ sinh răng miệng kém, lỗi trong thủ thuật lấy mảng bám của nha sĩ.

Các bệnh lý của ổ miệng tạo điều kiện cho sự phát triển của vi sinh vật- và chúng tạo ra hôi miệng ở trẻ.

vicare.vn-cach-chua-benh-hoi-mieng-o-tre-em-khong-can-dung-thuoc-body-2

Viêm mũi, viêm xoang

Bình thường niêm mạc mũi tiết chất nhầy để làm ấm và bắt các tác nhân có hại từ không khí vào trong đường hô hấp, sau đó chất nhầy này sẽ được nuốt xuống họng, tiêu hóa ở dạ dày, mà bình thường chúng ta không nhận thức được quá trình này.

Trong viêm mũi, viêm xoang có sự tăng tiết chất nhầy từ niêm mạc mũi, và khi chất nhầy trở nên đặc và tăng số lượng, gây ứ động dịch nhầy ở vùng họng thay vì được nuốt xuống dạ dày hoàn toàn, khi đó các chất nhầy ứ đọng này là thức ăn của các vi khuẩn vùng họng- điều này tạo ra hôi miệng.

Trường hợp hay bỏ sót: dị vật mũi và bệnh hôi miệng

Dị vật ở trong mũi, như một hạt đâu, viên bi có thể gây ra nhiễm trùng mũi và gây ra hôi miệng. Dấu hiệu quan trọng của dị vật ở mũi là: chảy mủ ra lỗ mũi.

Viêm họng

Ở trẻ em, cấu trúc amidan của họng trẻ bị viêm họng như hình dạng của một bông cải có rãnh sâu- các rãnh này tạo điều kiện cho sự tích tụ thức ăn ở vùng họng, và kết quả là tạo ra mùi hôi miệng.

vicare.vn-cach-chua-benh-hoi-mieng-o-tre-em-khong-can-dung-thuoc-body-3

Bệnh lý ngoài ổ miệng và bệnh hôi miệng

Nhiều bệnh lý ngoài ổ miệng có thể gây bệnh hôi miệng ở trẻ em, bao gồm: nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản; đái tháo đường; bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản; bệnh gan; bệnh thận; ung thư miệng đều có thể gây ra hôi miệng ở trẻ em, tuy nhiên hiếm gặp.

Trẻ em trải qua hóa trị liệu, nhiễm vi nấm miệng- hệ quả là hôi miệng.

Khô miệng và bệnh hôi miệng

Nước bọt giúp duy trì sự ổn định sinh lý của môi trường bên trong ổ miệng và hơi thở của trẻ. Nước bọt tiết ra giúp chúng ta nuốt thức ăn, giúp tiêu hóa thức ăn một phần, chứa các kháng thể kháng vi sinh vật giúp ngăn ngừa sâu răng và nhiễm trùng. Khi khô miệng- tuyến nước bọt không sản xuất đủ lượng, sẽ tạo ra hôi miệng và các triệu chứng khác.

Khô miệng ở trẻ em có nguyên nhân bao gồm: thuốc, bệnh lý của tuyến nước bọt, thở miệng (mở miệng ra lấy không khí thay vì thở mũi, có thể do trẻ nghẹt mũi hoặc thói quen)

Một số loại thuốc gây khô miệng bao gồm: thuốc chống dị ứng antihistamines, tranquilizers và phenothiazines làm giảm sản xuất nước bọt, sử dụng kháng sinh cũng có thể làm mất các vi khuẩn có lợi trong ổ miệng, và tạo điều kiện cho nấm miệng sinh sôi. Sử dụng kháng sinh hơn 1 tháng có thể dẫn đến bệnh hôi miệng ở trẻ em.

Thói quen mút ngón tay, mút vú giả cũng có thể làm khô miệng.

Thở miệng làm sự bóc hơi nước bọt và làm mất chức năng rửa ổ miệng của nước bọt, khi đó các vi sinh vật sinh sôi nhanh chóng, và hôi miệng xuất hiện. Ngáy cũng có cơ chế tương tự thở miệng để tạo ra hôi miệng.

Phòng ngừa và cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em không cần dùng thuốc

vicare.vn-cach-chua-benh-hoi-mieng-o-tre-em-khong-can-dung-thuoc-body-4

Ngoài việc phòng ngừa và điều trị cụ thể các bệnh lý nguyên nhân nền gây ra hôi miệng, một số biện pháp không dùng thuốc để phòng và chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em là:

  • Vệ sinh răng miệng bao gồm: đánh răng tối thiểu 2 lần một ngày, sử dụng chỉ nha khoa, rơ lưỡi, súc miệng thường xuyên.
  • Sử dụng các loại trái cây như cà rốt, nấm, táo, cam, chanh, dâu, nho làm ức chế sự hình thành mảng bám.
  • Uống nhiều nước.

Hôi miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Điều trị nguyên nhân nền gây ra hôi miệng và sử dụng các biện pháp không cần thuốc để chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em như vệ sinh răng miệng đúng đắn, uống nhiều nước, sử dụng các loại thức ăn ức chế quá trình tạo mảng bám.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân và cách cải thiện hôi miệng ở trẻ nhỏ
  • Trẻ nhỏ bị hôi miệng có phải là bệnh lý?
  • Trẻ hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì?