Cách chữa bệnh hen phế quản mãn tính bằng tây y và đông y
Hen phế quản mãn tính là một bệnh lý viêm mãn tính ở phế quản. Bệnh dễ tái phát kèm theo các cơn ho, thở khò khè, đau tức ngực, ra nhiều đờm... Dưới đây là các cách chữa bệnh hen phế quản mãn tính bằng tây y và đông y.
Cách chữa bệnh hen phế quản mãn tính bằng tây y và đông y
Hen phế quản mãn tính là một bệnh lý viêm mãn tính ở phế quản. Bệnh có thể tái phát theo nhiều đợt khác nhau kèm theo các cơn ho, thở khò khè, đau tức ngực, ra nhiều đờm... Hiện nay, có rất nhiều các chữa bệnh hen phế quản mãn tính khá hiệu quả, bằng cả đông y lẫn tây y.
Tìm hiểu về bệnh hen phế quản mãn tính
Hen phế quản mãn tính (còn được gọi là hen suyễn) là một bệnh lý viêm mãn tính của phế quản, bệnh làm phế quản bị tắc nghẽn gây hẹp đường hô hấp và thường gây ra các cơn hen cho người bệnh. Bệnh khiến thành đường thở bị viêm sưng và sản sinh ra nhiều đờm làm tắc nghẽn đường thở. Từ đó, bệnh nhân thường có các triệu chứng khó thở, thở khò khè, co nặng ngực, hắt hơi, sổ mũi, ho kéo dài từng cơn và ra rất nhiều đờm.
Các triệu chứng này thường xảy ra và gia tăng mức độ vào đêm và sáng sớm, khi bệnh nhân tiếp xúc với các dị nguyên như: phấn hoa, bụi, lông động vật, hóa chất,...Bệnh có thể hen phế quản mãn tính có thể tái phát đi, tái phát lại theo từng đợt nhất định.
Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản mãn tính ở mỗi người là khác nhau do cơ địa và môi trường sống khác nhau. Nhưng nhìn chung, bệnh hen phế quản mãn tính thường được gây nên bởi những nguyên nhân sau: do tác động của môi trường (môi trường ẩm mốc, nhiều khói bụi, thuốc lá, phấn hoa, lông động vật, hóa chất), dị ứng với thức ăn (đóng hộp, đồ khô, hải sản), dị ứng thời tiết, mắc phải một số bệnh (nhiễm khuẩn mãn tính, viêm xoang), hoặc cũng có thể do tinh thần căng thẳng lâu ngày.
Cách chữa bệnh hen phế quản mãn tính
Hen phế quản mãn tính càng được điều trị càng sớm càng tốt bởi vì bệnh thường có diễn biến nhanh. Khi không được điều trị sớm và đúng phương pháp, bệnh có thể tạo ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như: xẹp phổi, nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tâm phế mạn tính, ngừng hô hấp kèm theo các tổn thương não, suy hô hấp, ngừng hô hấp dẫn đến tử vong bất cứ khi nào. Cách chữa bệnh hen phế quản mãn tính như thế nào? Bệnh có thể được chữa trị bằng phương pháp Y học hiện đại và Y học cổ truyền.
Y học hiện đại (tây y)
Y học hiện đại điều trị hen phế quản bằng các loại thuốc tây:
- Bệnh thỉnh thoảng tái phát: thường dùng các loại thuốc làm giảm triệu chứng trong thời gian ngắn: dùng steroid dạng, đối kháng thụ thể leukotrien dạng hít để điều trị.
- Bệnh tái phát thường xuyên: dùng steroid liều cao dạng uống hoặc hít để khống chế bệnh.
Các loại thuốc này có công dụng làm giảm phù nề đường thở, giúp lưu thông đường thở, giảm tiết dịch nhầy vào lòng phế quản, làm cho đường thở bớt nhạy cảm trước các tác nhân: khói bụi, phấn hoa, lông,...và cắt hen. Song song với việc điều trị, các bác sĩ sẽ luôn khuyến cáo bệnh nhân phải tránh xa những yếu tố gây hen: môi trường sống (ẩm mốc, nhiều khói bụi), chữa dứt điểm/giảm triệu chứng các bệnh lý là nguồn gốc gây nên bệnh (viêm xoang, nhiễm khuẩn mãn tính), tránh xa thức ăn gây dị ứng,...
Y học cổ truyền (đông y)
Bên cạnh điều trị viêm phế quản mãn tính bằng phương pháp Y học hiện đại thì phương pháp Y học cổ truyền cũng được rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn để điều trị bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều bài thuốc nam và thảo dược có thể chữa trị hiệu quả căn bệnh này. Tuy nhiên, bài viết chỉ giới thiệu 4 bài thuốc chữa bệnh, đều được lấy từ những nguyên liệu phổ biến hàng ngày.
Gừng
Viêm phế quản mãn tính sẽ làm đường hô hấp bị cản trở bởi quá nhiều dịch đờm đi kèm cùng với các cơn ho. Các cơn ho có thể giúp tống dịch đờm ra bên ngoài, nhưng không thể tống ra ngoài hoàn toàn. Do vậy đờm sẽ tích tụ dày đặc và bám chắc hơn ở đường hô hấp. Gừng thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính vì gừng có khả năng kháng viêm và làm long đờm rất hiệu quả. Cách dùng gừng để chữa bệnh: dùng gừng tươi pha với nước ấm, cho thêm một chút đường hoặc mật ong và uống đều đặn từ 5 đến 7 ngày sẽ thấy hiệu quả. Nếu ai không uống được gừng tươi có thể uống trà gừng, hoặc chế biến gừng với các món ăn hàng ngày nhưng tốt nhất vẫn nên dùng trực tiếp gừng tươi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng gừng dưới dạng khô hoặc bột.
Hạt tía tô
Hạt tía tô có tác dụng trị ho, tiêu đờm, hen phế quản rất tốt. Cách dùng hạt tía tô để chữa bệnh hen phế quản mãn tính:
- Bước 1: Chuẩn bị sẵn 10gr hạt tía tô, 10gr hạt bán hạ, 12gr hạt ý dĩ, 8gr hạt cây củ cải, 10gr trần bì và 800ml nước.
- Bước 2: Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào 800ml nước rồi sắc trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn xuống còn 200ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 phần và uống 2 lần trong ngày, sau bữa ăn. Lưu ý, uống nước thuốc khi còn ấm để mang lại hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng 10gr hạt tía tô, 8gr hạt bán hạ, 12gr lá dâu tằm, 12gr hạt ý dĩ và làm theo 2 bước tương tự như trên. Trong trường hợp này thì nên để thuốc nguội rồi mới uống và cũng uống 2 lần/ngày sau bữa ăn.
Cây ngải cứu
Trong y học cổ truyển, cây ngải cứu được biết đến với công dụng điều trị viêm phế quản mãn tính khá hiệu quả. Người ta thường dùng lá cùng với thân cây ngải cứu đốt khô rồi hít khói sẽ giúp chữa các cơn ho do viêm phế quản gây ra rất hiệu quả.
Tỏi
Bản thân củ tỏi có là một chất kháng sinh tự nhiên có thể chữa trị ho, hen phế quản mãn tính rất hiệu quả. Cách dùng tỏi để chữa hen phế quản mãn tính:
- Cách 1 - Làm trà tỏi: cho 3 tép tỏi rồi cho vào ấm nước sôi để trong 5 phút cho các hoạt chất trong tỏi thấm dần vào nước rồi uống. Uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi các cơn hen biến mất.
- Cách 2 - Sử dụng nước ép tỏi để uống hàng ngày
Lưu ý: Bệnh nhân không nên lạm dụng tỏi vì tỏi có tính nóng. Trước khi sử dụng tỏi để điều trị bệnh thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Mặc dù phương pháp Y học cổ truyền có thể điều trị bệnh hen phế quản mãn tính khá hiệu quả nhưng nếu bệnh trở nặng, bệnh nhân vẫn phải đến các cơ sở y tế để được điều trị dưới sự giám sát của các bác sĩ.
Người bệnh cần làm gì để điều trị hen phế quản mãn tính hiệu quả?
Bệnh hen phế quản mãn tính có thể tái đi, tái lại nên bệnh nhân luôn phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với những cơn hen bất cứ khi nào đồng thời cần có những biện pháp để làm giảm các triệu chứng do bệnh gây nên:
- Luôn mang theo “bình xịt khẩn cấp” để xử lý nhanh chóng mỗi khi cơn hen kéo đến, giúp đường thở được thông thoáng và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
- Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và bệnh nhân cần tránh xa, không làm ảnh hưởng đến bản thân để tránh làm bệnh nặng hơn. Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát và tránh đồng thời tránh xa động vật để không hít phải lông.
- Thường xuyên luyện tập các bài hít thở
- Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện hoạt động của phổi và thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân có thể chạy bộ, tập yoga, bơi lội. Lưu ý: không vận động quá mạnh để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến đường thở.
- Luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, khi làm việc có tiếp xúc với khói bụi, hóa chất.
Xem thêm:
- Hướng dẫn sử dụng thuốc xịt hen phế quản đúng cách
- Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh hen phế quản từ A đến Z
- Bệnh hen phế quản có lây hay không?