Cách chữa bệnh giời leo ở miệng chẳng cần thuốc
Bệnh giời leo ở miệng là căn bệnh ngoài da thường gặp. Tuy không gây ra quá nhiều nguy hiểm nhưng bệnh có thể để lại nhiều biến chứng về sau nếu như bạn không chữa trị sớm và dứt điểm. Vậy phải làm sao khi bạn mắc giời leo ở miệng? Bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa trị sau đây vừa hiệu quả nhanh chóng mà lại không cần phải sử dụng đến thuốc.
Cách chữa bệnh giời leo ở miệng chẳng cần thuốc
Bệnh giời leo ở miệng là căn bệnh ngoài da thường gặp. Tuy không gây ra quá nhiều nguy hiểm nhưng bệnh có thể để lại nhiều biến chứng về sau nếu như bạn không chữa trị sớm và dứt điểm. Vậy phải làm sao khi bạn mắc giời leo ở miệng? Bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa trị sau đây vừa hiệu quả nhanh chóng mà lại không cần phải sử dụng đến thuốc.
Bệnh giời leo ở miệng là gì?
Giời leo là một nhóm các triệu chứng xuất hiện khi virus zona tấn công vào các dây thần kinh. Virus gây bệnh thường sẽ tấn công vào thần kinh tai, lưỡi và mặt. Bệnh gây ra những mảng phát ban bọng nước, liệt cơ mặt và giảm thính giác.
Giời leo ở miệng xảy ra do cơ thể nhiễm virus herpes simplex gây ra. Bệnh có thể nghiêm trọng theo thời gian và dễ dàng lây lan khi tiếp xúc, nhất là khi hôn nhau. Tùy theo điều kiện mà bệnh có các mức độ khác nhau. Nếu người bệnh có sức đề kháng yếu hoặc suy giảm miễn dịch, bệnh sẽ thường nặng hơn, kéo dài hơn, những tổn thương lan rộng và có thể gây ra biến chứng. Tuy nhiên, thông thường bệnh sẽ chỉ có những triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi trong vài tuần.
Triệu chứng khi mắc giời leo ở miệng
Dấu hiệu thường thấy nhất ở người bệnh giời leo ở miệng đó là ngứa rát, đỏ, có cảm giác lăn tăn ở vùng môi, dần dần xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ, tập trung thành từng đám trên môi hay quanh môi và có lúc có cả ở miệng. Những nốt mụn nước này chứa đầy dịch, khi vỡ, dịch này sẽ chảy ra ngoài và lây bệnh. Người bệnh cũng có thể kèm theo một số triệu chứng khác như nổi hạch ở cổ, hạch ở hàm sưng to, sốt nhẹ, đau, nhức đầu, mệt mỏi,....
- Đặc điểm lâm sàng:
- Xuất hiện các nốt mụn nước ở môi, quanh viền môi, lưỡi và có thể ở vòm họng vì đây là nơi dây thần kinh bị ảnh hưởng.
- Các nốt mụn nước có đặc điểm: chứa nhiều dịch màu trắng đục, mọc thành đám và có thể hợp thành một mụn lớn. Khi vỡ, dịch trong các nốt mụn nước này rỉ ra và dính vào những vùng da lành khác xung quanh miệng và lây lan sang các vùng da đó. Khu vực da ở nơi có mụn nước có biểu hiện lăn tăn, sưng đỏ và có thể đau.
- Dấu hiệu toàn thân:
- Đau miệng
- Hạch ở hàm và cổ sưng to
- Khó khăn trong việc cười và ăn uống
- Đau đầu
- Đau họng
- Mệt mỏi
- Có thể sẽ bị sốt nhẹ.
Tùy vào thể trạng của từng người mà các triệu chứng giời leo ở miệng có thể sẽ biểu hiện với mức độ khác nhau. Thông thường, với những người thể trạng gầy yếu và có hệ miễn dịch suy giảm, bệnh sẽ có xu hướng tiến triển nặng và kéo dài hơn, ví dụ như những người nhiễm HIV/AIDS, mất ngủ kéo dài, ung thư,....
Bệnh giời leo có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Khi mắc bệnh, các nốt mụn nước li ti sẽ xuất hiện và có thể vỡ ra trong khoảng từ 2 - 3 tuần. Nếu không được chăm sóc và chữa trị kĩ, bệnh có thể sẽ gây ra vết sẹo xấu xí.
Hiện nay, bệnh giời leo khá phổ biến, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng căn bệnh này cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau rát vô cùng bứt rứt. Để giảm các triệu chứng bệnh, bạn có thể áp dụng các phương pháp xử lý để tránh cho bệnh không lây lan và nguy hiểm hơn.
Cách điều trị giời leo ở miệng hiệu quả không cần dùng thuốc
Ở hầu hết các trường hợp, giời leo ở miệng không quá nghiêm trọng và hoàn toàn có thể tự khỏi sau vài tuần mà không cần phải dùng thuốc. Tuy vậy, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dân gian sau đây để rút ngắn thời gian chữa bệnh:
Chữa giời leo ở miệng bằng mật ong:
Theo Y học cổ truyền, mật ong có tính bình, có khả năng đi vào 4 kinh là Đại tràng, Tâm, Tì, Phế, Vị. Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc thải độc, chống viêm, chữa lở loét và mụn nhọt ngoài da. Không những vậy, thành phần của mật ong còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng trong việc tăng cường sức đề kháng và kích thích tái tạo tế bào mới, rất tốt cho việc giúp các tổn thương ở miệng mau lành hơn.
Để chữa giời leo ở miệng bằng mật ong, sau khi đã rửa sạch vùng da bị tổn thương với nước và lau khô bằng khăn mềm, bạn sử dụng một chiếc tăm bông và thấm một ít mật ong nguyên chất bôi lên vùng da bị giời leo. Sau khi để 20 phút, rửa miệng lại thật sạch. Nên bôi 2 - 3 lần/ngày sẽ đạt hiệu quả nhanh chóng.
Tinh dầu tràm:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu tràm có khả năng kháng được nhiều loại vi khuẩn, virus gây ra các bệnh ngoài da. Để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh giời leo ở miệng gây ra, bạn có thể sử dụng vài giọt tinh dầu tràm đã được pha loãng với nước đun sôi để nguội với tỉ lệ 1:1 thoa lên vùng da bị nổi mụn nước hoặc những vùng da bị tổn thương ở miệng. Thực hiện hàng ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và rửa sạch lại với nước vào sáng ngày hôm sau.
Đậu xanh:
Đậu xanh từ lâu đã được biết đến là có thể điều trị giời leo ở miệng nhanh chóng và hiệu quả nhờ vào tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Đây cũng là một loại thực phẩm chứa một lượng lớn protein, kali và các vitamin như vitamin B, C, E, đều là những chất giúp các tổn thương trên miệng mau chóng được chữa lành.
Để sử dụng đậu xanh để điều trị giời leo ở miệng, bạn thực hiện theo các bước như sau:
- Lấy 1 thìa đậu xanh nguyên vỏ và rửa thật sạch với nước.
- Cho đậu xanh vào một cái cối, giã nát, trộn với một chút nước gạo tạo ra một hỗn hợp sền sệt.
- Bôi hỗn hợp một lớp mỏng vào khu vực bị bệnh trong 30 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm.
Chỉ sau khoảng 3 lần thực hiện, bạn sẽ thấy vùng da bị bệnh không còn sưng đỏ, các nốt mụn nước sẽ đóng vảy lại và không còn đau nữa.
Đá lạnh:
Nước đá có khả năng giảm thiểu các triệu chứng sưng phồng, đau rát, giảm cảm giác đau nhức khó chịu một cách nhanh chóng. Dùng viên đá nhỏ chườm lên vùng da bị giời leo ở miệng vài lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy các vết phồng rộp giảm hẳn.
Kem đánh răng:
Thành phần sulfate trong kem đánh răng sẽ loại bỏ nhanh chóng các cơn đau và ngứa ngáy do giời leo ở miệng nhanh chóng. Mỗi buổi tối, bạn chỉ cần thoa một chút kem đánh răng lên phần miệng bị rộp rồi để qua đêm sẽ khỏi trong một thời gian ngắn.
Bổ sung vitamin C:
Vitamin C cũng là một phương pháp trị bệnh giời leo hiệu quả. Vitamin C sẽ giúp cho các vết tổn thương trên da mau lành hơn. Bạn có thể sử dụng kết hợp với các sản phẩm vitamin và thực phẩm dinh dưỡng tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Atiso đỏ:
Sử dụng cánh hoa atiso đỏ xay nhuyễn rồi thêm một chút nước và đắp hỗn hợp tại vùng miệng nơi mắc bệnh giời leo, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu nhanh chóng.
Cam thảo:
Cam thảo có tác dụng làm mát cơ thể và làm thuyên giảm được những vết thương do bị giời leo gây ra. Sử dụng cam thảo dạng bột hoặc trà đắp lên vùng da bị giời leo để điều trị bệnh.
Một số lưu ý khi chữa bệnh giời leo ở miệng
- Một số người có thói quen nhai gạo nếp hoặc hạt đỗ xanh rồi đắp trực tiếp vào vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, việc làm này vô cùng nguy hiểm vì trong nước bọt có thể tiềm tàng nhiều nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
- Sau khi làm sạch vùng da bị giời leo, bạn nên thanh nhiệt và giải độc cơ thể vì khi mắc bệnh, sức đề kháng có thể suy yếu nên việc bổ sung các vitamin và khoáng chất là điều cần thiết để nâng cao sức khỏe, chống lại sự xâm nhập của các virus gây bệnh. Bạn nên bổ sung nhiều nước mỗi ngày, bổ sung vitamin bằng việc uống các loại nước trái cây như cam, chanh, ăn các loại thức ăn thanh nhiệt, giải độc như: đậu xanh, hạt sen, khổ qua, rau má,.... Kiêng uống bia, rượu và không ăn các loại thực phẩm có gia vị cay, nóng.
- Tuyệt đối không được gãi, chà xát, cạo, xát chanh, muối,... vì sẽ khiến các tổn thương lan sâu rộng hơn, có thể gây nhiễm trùng, lở loét cho da. Khi tắm rửa hàng ngày nên tránh chà xát xà phòng trực tiếp vào vùng da nhiễm bệnh.
- Không dùng tay chạm vào mụn nước khiến các mụn nước bị vỡ ra và lây lan sang các vùng da lành khác trên cơ thể. Trong trường hợp trẻ em mắc giời leo, cha mẹ nên mang găng tay khi chăm sóc, bôi thuốc cho trẻ để tránh lây bệnh. Khi xâm nhập sang da người khác, virus giời leo rất dễ ủ bệnh và phát triển thành thủy đậu.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày thật sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Không dùng chung khăn mặt, ly uống nước, bàn chải đánh răng, thìa, đũa,... với người khác để tránh lây bệnh.
- Tránh tô son và sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm trên vùng da bị tổn thương.
- Khi các mụn nước đã đóng thành vảy, bạn có thể sử dụng vaselin thoa lên để làm mềm vảy, chống nứt môi.
Trong trường hợp khi đã áp dụng các phương pháp chữa giời leo ở miệng tại nhà mà không khỏi, thậm chí có hiện tượng lan rộng ra các vùng khác như tai, mắt,..., bạn nên nhanh chóng đi đến các bệnh viện để được khám và dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi mắc giời leo ở miệng
Một chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt lành mạnh có thể giúp cho bệnh giời leo nhanh chóng khỏi mà không để lại sẹo. Khi mắc bệnh, bạn nên chú ý tránh các loại thực phẩm sau đây:
- Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều arginine như: sườn lợn, thịt gà, lạc, hạt bí, socola, đậu nành rang,... vì có thể khiến triệu chứng bệnh nặng hơn.
- Một số loại thực phẩm làm từ các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy,... có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao, gây ảnh hưởng đến tiến trình hồi phục của bệnh.
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, mì gói, đồ đóng hộp,... mặc dù tiện lợi nhưng lại chứa nhiều muối, chất béo và chất bảo quản không hề tốt cho sức khỏe. Trong thời gian bị bệnh, nếu bạn ăn quá nhiều các loại thực phẩm này, chúng có thể khiến cho bệnh giời leo của bạn phát triển trầm trọng hơn.
- Bia, rượu và các loại đồ uống có cồn có thể gây suy giảm miễn dịch nên tuyệt đối không được sử dụng trong thời gian này.
Ngoài việc tránh các loại thực phẩm nêu trên, bạn nên tích cực sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C (có trong các loại quả có múi, dâu tây, đu đủ, cà chua,...), lysin (có trong cá, đậu, sữa,...) hay các loại gia vị có tính kháng khuẩn tự nhiên như gừng, tỏi để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra.
Cách phòng ngừa bệnh giời leo ở miệng
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh giời leo ở miệng, bạn nên chú ý những điều như sau:
- Virus giời leo chính là virus gây bệnh thủy đậu. Do vậy, bạn nên tiêm vắc xin ngăn ngừa thủy đậu cho trẻ em để tránh nguy cơ mắc giời leo.
- Khử trùng sạch sẽ các vật dụng mà người bệnh đã từng sử dụng qua để tránh nguy cơ lây nhiễm. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân có tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ cơ thể người bệnh.
- Sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế căng thẳng, tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, khiến virus khó có nguy cơ xâm nhập.
Xem thêm:
- Dễ biến chứng lâu dài nếu điều trị giời leo không đúng
- Bệnh giời leo kiêng ăn gì? Điều trị như thế nào?
- Bị giời leo mấy ngày thì khỏi?