Cách chữa bệnh chảy mủ tai?

Cách chữa bệnh chảy mủ tai sẽ dựa trên tình trạng bệnh và các triệu chứng của bệnh: nếu bệnh nhẹ chỉ cần theo dõi, giảm đau bằng chườm nóng; bệnh nặng thì cần dẫn lưu mủ, sử dụng thuốc kháng sinh.

Cách chữa bệnh chảy mủ tai? Cách chữa bệnh chảy mủ tai?

Chảy mủ ở tai là hiện tượng mủ chảy từ bên trong tai ra bên ngoài, cho thấy tai đang bị viêm, tổn thương và cần được chăm sóc y tế sớm. Cách chữa bệnh chảy mủ tai sẽ dựa trên tình trạng bệnh và các triệu chứng của bệnh: nếu bệnh nhẹ chỉ cần theo dõi, giảm đau bằng chườm nóng; bệnh nặng thì cần dẫn lưu mủ, sử dụng thuốc kháng sinh.

Chảy mủ ở tai là bệnh gì?

Chảy mủ ở tai hay còn gọi là viêm tai giữa, chảy mủ có triệu chứng đặc trưng là chảy mủ từ trong tai ra bên ngoài. Đây là một dấu hiệu cảnh báo tai đã bị viêm nhiễm, tổn thương và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Ngoài hiện tượng chảy mủ ở tai, người bệnh còn có các biểu hiện đau tai, ù tai, sưng ngứa tai, nghe kém.

U nang biểu bì; viêm mũi; viêm xoang; thủng màng nhĩ do nước vào tai, đẩy tăm bông vào sâu trong tai là những nguyên nhân chính gây nên chảy mủ ở tai. Các nguyên nhân khác: vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước không đảm bảo, môi trường ô nhiễm, sặc thức ăn lên mũi tai (đối với trẻ nhỏ), bệnh cũng thường xuất hiện vào mùa đông lạnh. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nguy cơ mắc bệnh giảm khi trẻ bước sang tuổi thứ 10 trở đi. Người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhiều trẻ nhỏ.

vicare.vn-cach-chua-benh-chay-mu-tai-body-1

Cách chữa bệnh chảy mủ tai

Cách chữa bệnh chảy mủ tai sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh và triệu chứng của bệnh để từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp, chi tiết như sau:

Chảy mủ ở tai mức độ nhẹ

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám, đánh giá và theo dõi tiến triển của bệnh. Bệnh viêm tai giữa chảy mủ ở giai đoạn đầu có biểu hiện triệu chứng trong vòng 1, 2 ngày đầu; sau đó tự khỏi trong 1 đến 2 tuần mà không cần điều trị, chỉ cần chăm sóc tai đúng cách ở nhà. Đây là cách chữa bệnh chảy mủ tai thông thường, được áp dụng cho trẻ từ 6 đến 23 tháng tuổi hoặc trẻ từ 24 tháng tuổi và lớn hơn bị đau tai ở mức độ nhẹ - tức là có thể đau một hoặc 2 bên tai, trong vòng khoảng 48 giờ đổ lại và không sốt quá 39 độ. Song song quá trình theo dõi, bác sĩ sẽ tiến hành giảm đau cho trẻ bằng cách chườm ấm hoặc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh (chỉ dùng khi thực sự cần thiết); cẩn trọng khi dùng thuốc aspirin cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, chỉ sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ.

Nếu mức độ đau ở cấp độ trung bình hoặc nặng thì thuốc kháng sinh sẽ được cân nhắc sử dụng để điều trị bệnh với trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi, đau trung bình hoặc nặng cả hai tai, sốt cao từ 39 độ trở lên trong vòng 48h.

Chảy mủ ở tai mức độ trung bình và nặng

Nếu bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định trong phác đồ điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Ở thời điểm này, cách chữa bệnh chảy mủ tai có thể phải dùng tới thủ thuật. Người bệnh có thể phải trải qua một trong 2 thủ thuật sau:

  • Một số trường hợp còn bị rách màng nhĩ, lúc này bác sĩ sẽ dùng một miếng vá để đậy kín lỗ rách trong khi màng nhĩ dần phục hồi trở lại
  • Tiến hành thông tai để loại bỏ mủ ra khỏi tai thông qua một chiếc ống thông tai nhỏ để dẫn dịch mủ ra ngoài. Chiếc ống thông tai có thể được tháo ra khỏi tai ngay hoặc để trong tai từ 6 tháng đến 1 năm cho đến khi được lấy ra hoặc tự rơi ra.

Hướng dẫn bố mẹ cách làm khô tai cho trẻ thông qua thấm hút mủ

  • Gấp hoặc cuộn tờ giấy, vải bông sạch thành sâu kèn; lưu ý không dùng que tăm, giấy viết để tránh làm đau tai trẻ.
  • Sau đó, đặt sâu kèn vào trong tai trẻ cho đến khi thấm ướt mủ, rồi lấy ra và thay một sâu kèn khác.
  • Thời gian thực hiện: 1 ngày từ 3 đến 4 tuần; thực hiện liên tục trong vòng 1 đến 2 tuần.
vicare.vn-cach-chua-benh-chay-mu-tai-body-2

Cách phòng tránh

Đối với trẻ sơ sinh, việc phòng tránh chảy mủ tai đơn giản nhất đối với trẻ sơ sinh đó là mẹ cần cho con bú thường xuyên vì sữa mẹ sẽ cung cấp cho trẻ kháng thể chống chọi lại với bệnh tật. Ngoài ra, với trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn, bố mẹ cần vệ sinh tai đúng cách.

Các biện pháp phòng tránh có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ:

  • Không nằm khi ăn để tránh thức ăn sặc vào tai mũ.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ, thường xuyên; không dùng tăm, vật nhọn để lấy ráy tai.
  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh: bụi bẩn, khói bụi, không khí ô nhiễm,..
  • Không để đầu trẻ ở vị trí thấp quá khi gội đầu vì có thể khiến nước bọt chảy xuống tai gây viêm.
  • Khám và điều trị dứt điểm các bệnh có liên quan đến tai, mũi họng.
  • Khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Trên đây là một vài cách chữa bệnh chảy mủ tai bố mẹ có thể tham khảo. Tùy vào tình trạng bệnh mà cách chữa cũng sẽ khác nhau. Bố mẹ cần chăm sóc, vệ sinh tai mũi họng đúng cách, tránh viêm nhiễm đường hô hấp trên

Xem thêm:

  • Những cách điều trị viêm tai giữa có mủ
  • Viêm tai giữa có mủ ở người lớn
  • Viêm tai giữa nhỏ thuốc gì