Cách chữa bệnh chàm khô ở mặt an toàn và đúng cách
Chàm khô ở mặt gây ra những khó chịu và khiến ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và thẩm mĩ của người bị bệnh này. Vậy cách chữa bệnh chàm khô ở mặt như thế nào? Trong bài dưới đây, HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Cách chữa bệnh chàm khô ở mặt an toàn và đúng cách
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô ở mặt là gì?
Hiện tại chưa xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng này
Nguyên nhân bên ngoài :
- Sự tác động của các yếu tố bên ngoài như vật lí, hóa học, thực vật, sinh vật học,...vào vùng da mặt. từ đó gây ra tình trạng kích ứng da và gây viêm da
- Dị ứng với một số loại thuốc, mỹ phẩm trong làm đẹp,...
- Tiền sử gia đình cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này
- Mắc một số bệnh ngoài da như nấm, ghẻ,..gây ra tình trạng ngứa ngáy,khiến người bệnh gãi và vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Từ đó da mặt trở nên nhạy cảm hơn, thường xuyên bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn rồi chuyển thành chàm khô ở mặt
- Sử dụng các loại mĩ phẩm chứa chất hóa học độc hại như các loại kem trộn, mĩ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, khiến da mặt bị kích ứng, viêm da và chuyển sang thể chàm khô
- Thời tiết khô hanh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu độ ẩm của da mặt và gây ra chàm khô
- Môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh, có nhiều bụi bẩn,... tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây ra tình trạng chàm khô
- Vệ sinh, rửa mặt sau khi sử dụng mĩ phẩm không sạch, không đúng cách,... không thường xuyên vệ sinh và giặt vỏ gối, khẩu trang,...
Nguyên nhân bên trong :
- Sự rối loạn của một số nội tiết tố và rối loạn chức năng của một số cơ quan cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chàm khô ở mặt
- Phản ứng dị ứng: nếu cơ thể bị dị ứng, nhạy cảm trước mọi sự thay đổi của cơ thể, thời tiết thì nguy cơ mắc bệnh chàm rất cao.
Biểu hiện của chàm khô ở mặt như thế nào?
Chàm khô ở mặt là một dạng của bệnh chàm, thường xuất hiên ở các vùng da quanh mặt như má, cằm, trán,... khi bị bệnh chàm thường gặp các dấu hiệu như:
- Tổn thương trên da chủ yếu là các đám da có màu đỏ, mụn nước phát triển theo từng giai đoạn.
- Cảm giác ngứa ngáy đặc trưng rất khó chịu, đặc biệt là ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
Các giai đoạn của bệnh chàm khô ở mặt :
- Giai đoạn 1 : khi mới bị sẽ xuất hiện các dấu hiệu đỏ, phù, nóng, ngứa và kèm theo các hạt nhỏ màu trắng trên da
- Giai đoạn 2 : các mụn nước dần hình thành với các kích thước khác nhau, bắt đầu bằng đầu đinh ghim, sau đó chuyển thành bọng nước , bên trong có dịch.
- Giai đoạn 3 : các mụn nước sau một thời gian có thẻ tự vỡ ra hoặc do người bệnh ngứa gãi khiến mụn vỡ và chảy dịch màu vàng. Chỗ mụn nước vỡ ra sẽ hình thành mảng da dày rồi chai lại hoặc nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Giai đoạn 4 : sau một thời gian lớp da khô nhẵn bóng sẽ bong tróc thành từng mảng. nếu không bị viêm nhiễm hoặc là tổn thương lành tính thì một thời gian da sẽ trở lại bình thường.
Cách chữa bệnh chàm khô ở mặt đúng cách
Do chưa tìm ra đươc nguyên nhân chính xác cho tình trạng bệnh này do đó việc điều trị cũng rất khó khăn và lâu dài.
Bạn có thể kết hợp điều trị tây y và đông y hoặc dùng đơn độc một phương pháp.
Theo các chuyên gia da liễu để điều trị chàm nói chung và chàm khô trên mặt nói riêng cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây :
Dưỡng ẩm : đây là việc làm hết sức quan trọng và mang tính quyết định vì nó có ảnh hưởng đến khả năng tái phát của bệnh.
Ngay sau khi rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt, lúc da đang còn ẩm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm ngay để khóa độ ẩm trên da.
Nên chọn loại dưỡng ẩm phù hợp với da của bạn, để điều này đạt kết quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia và xác định chính xác da của bạn thuộc kiểu da nào : da khô, da dầu hay da hỗn hợp,...
- Thuốc bôi : thông thường bạn sẽ được các bác sĩ kê các loại thuốc kem, thuốc bôi corticoid, kem kháng sinh, hồ brocq, dầu kẽm,.. để chống khuẩn
- Thuốc uống : bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ thì bạn còn được sử dụng các loại thuốc uống toàn thân bao gồm các loại thuốc chống ngứa, thuốc an thần,... thường là sẽ dùng các loại kháng histamin như peritol, dimedrol,...
- Thực phẩm chức năng : để tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, các yếu tố dị ứng,... thường là các loại vitamin c liều cao.
Ngoài các biện pháp trên bạn cũng có thể cung cấp độ ẩm cho da bằng các loại mặt nạ thiên nhiên như mặt nạ dưa chuột, lô hội, khoai tây,.. chỉ áp dụng cho chàm ở giai đoạn đầu và phải kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn trong một thời gian dài.
Chàm khô là một tình trạng không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại gây ra những cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng đến thẩm mĩ và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Khi có bất kì các dấu hiệu của bệnh chàm khô bạn nên đến các chuyên gia để được tư vấn và điều trị đúng cách nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Xem thêm :
- Bật mí trị chàm khô bằng dầu dừa
- Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?
- Bệnh chàm có lây không?