Cách chữa bệnh chàm khô ở chân
Chàm là bệnh ở da thường xảy ra với trẻ em, song thực tế tỷ lệ người lớn mắc chàm cũng gia tăng nhanh. Vì có liên quan đến yếu tố cơ địa, thời tiết và các chất tiếp xúc ngoài da... nên chàm là bệnh rất khó chữa. Có rất nhiều cách chữa bệnh chàm khô ở chân nhưng cách chữa chàm khô nào hiệu quả nhất, ưu và nhược điểm của mỗi cách chữa chàm khô là gì?
Cách chữa bệnh chàm khô ở chân
Chàm là bệnh ở da thường xảy ra với trẻ em, song thực tế tỷ lệ người lớn mắc chàm cũng gia tăng nhanh. Vì có liên quan đến yếu tố cơ địa, thời tiết và các chất tiếp xúc ngoài da... nên chàm là bệnh rất khó chữa. Có rất nhiều cách chữa bệnh chàm khô ở chân nhưng cách chữa chàm khô nào hiệu quả nhất, ưu và nhược điểm của mỗi cách chữa chàm khô là gì?
Bệnh chàm khô ở chân: nguyên nhân, triệu chứng
Chàm (Eczema) là một hiện tượng rối loạn da mãn tính khá phổ biến. Theo thống kê hiện tượng chàm xuất hiện ở 34 triệu người Mỹ. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh cho tới người lớn. Tuy nhiên, nó thường xảy ra ở trẻ sơ sinh nhiều hơn là người lớn.
Bệnh này thường do di truyền, tuy nhiên một số yếu tố bên ngoài cũng là nguyên nhân và điều kiện làm cho các vết chàm xuất hiện. Một số yếu tố có thể khiến da bạn xuất hiện chàm như: dị ứng, do môi trường, do đổ mồ hôi nhiều, căng thẳng về cảm xúc... Bệnh chàm có thể là mãn tính hoặc cấp tính.
Một số triệu chứng và dấu hiệu của bệnh chàm khô ở chân có thể bao gồm:
- Da sưng đỏ, nứt nẻ, thậm chí có thể kèm chảy máu.
- Các vết chàm có thể làm ảnh hưởng tới các vùng da khác như bàn tay, mắt cá chân, đầu gối và ngực.
- Đầu tiên, bề mặt da bị tổn thương của người bệnh xuất hiện các mảng bám sưng tấy mẩn đỏ gây hiện tượng ngứa ngáy. Lớp mụn trắng li ti trên bề mặt da dần dần sẽ phát triển thành mụn nước.
- Mụn nước xuất hiện theo mảng dày trên da với kích thước lớn, làm đau rát cho người bệnh.
- Thường người bệnh sẽ cảm giác rất khó chịu và gãi làm cho mụn nước bị vỡ và chảy dịch. Vết mụn bị vỡ sẽ tạo thành các mảng chàm lớn. Đây là giai đoạn người bệnh bị bội nhiễm.
- Sau khi mụn vỡ nước sẽ có lớp vảy bong tróc, bề mặt da vị trí đó sẽ mỏng hơn và nhẵn hơn, tạo thành một lớp da mỏng. Khi để lâu sẽ tạo thành sẹo lõm, gây mất thẩm mỹ.
Cách chữa bệnh chàm khô ở chân
Bệnh chàm khô có điều trị được tận gốc hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và độ kiên trì của bệnh nhân. Quan trọng là phải tìm ra được căn nguyên của bệnh gây bệnh, từ đó hạn chế và tránh tiếp xúc với nguồn cơn gây bệnh, nhằm kìm hãm khả năng tiến triển cũng như tái phát của bệnh. Thông thường, bệnh chàm khô dù ở chân hay ở các bộ phận khác cũng sẽ có hai cách điều trị đó là sử dụng thuốc Tây y và Đông y:
1. Theo Tây y
Là các loại thuốc mỡ, thuốc kem bôi nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, mất nước ngoài da cho vùng da bị chàm. Ngoài ra, còn có các loại thuốc uống dùng để giảm đau, kháng viêm, kìm hãm sự phát triển, lây lan của bệnh.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây y thường không có tác dụng chữa bệnh dứt điểm mà chỉ có tính chất kìm hãm sự phát triển của bệnh và có thể kèm theo nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân. Vì vậy, khi sử dụng thuốc tây y cho bệnh chàm khô và cách điều trị cần tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh một cách an toàn, phù hợp nhằm mang lại kết quả tốt nhất.
2. Theo Đông y
Theo đông y thì chữa bệnh chàm khô thường được phân thành 2 loại tùy theo mức độ bệnh khác nhau bao gồm: chữa bệnh chàm cho thể cấp tính và chữa bệnh chàm cho thể mãn tính. Với mỗi thể khác nhau người ta lại có các bài thuốc trị bệnh phù hợp.
Đối với chàm khô ở chân cấp tính với các biểu hiện đặc trưng ban đầu là ngứa ngáy, nổi ban đỏ trên da, sau 3 - 5 ngày da bị nổi cục có nhiều mụn nước và chảy dịch màu vàng. Các loại thuốc đông y từ thảo dược quen thuộc có giá thành thấp, sử dụng an toàn và không gây nguy hiểm cho người sử dụng và rất ít tác dụng phụ nên ngày được nhiều người lựa chọn trong việc điều trị bệnh chàm khô ở chân.
Nếu muốn điều trị theo đông y, bạn nên đến các bệnh viện uy tín, chuyên về Y học cổ truyền để được khám và kê thuốc đúng bệnh. Nhiều trường hợp đi khám ở một số nơi linh tinh, kém uy tín đã khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Một số bài thuốc chữa chàm khô ở chân an toàn, hiệu quả
Các biện pháp điều trị bệnh chàm tự nhiên có thể làm mất nhiều thời gian của bạn để cho kết quả tốt. Nhưng với những phương pháp này không làm hại da và bào mòn da như điều trị bằng hóa chất.
1. Cây đàn hương
Gỗ đàn hương cũng có tác dụng nhằm điều trị bệnh chàm eczema. Để điều trị bằng loại nguyên liệu này bạn thực hiện như sau.
- Trộn một lượng vừa đủ bột cây gỗ đàn hương với nước tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Sử dụng hỗn hợp này bôi lên da.
- Để nguyên trong khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước. Thực hiện cách làm này 1 lần/tháng.
2. Hạt nhục đậu khấu
Hạt nhục đậu khấu có khả năng chống viêm và giảm viêm do eczema
- Đầu tiên bạn trộn một muỗng mật ong, 1 muỗng hạt nhục đậu khấu và 1 chút quế để tạo ra hỗn hợp sền sệt.
- Đắp hỗn hợp đó lên da khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng 1 muỗng bột nhục đậu khấu với 1 muỗng dầu ô liu thành hỗn hợp đặc sánh
- . Sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng da cần điều trị 15-20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
3. Dưa chuột
Hàm lượng nước và tinh chất trong nước dưa chuột có đặc tính chống viêm rất tốt. Nó cũng được coi là thần dược giúp loại bỏ các vết chàm. Để loại bỏ các vết chàm bằng dưa chuột bạn hãy áp dụng một trong hai cách sau:
- Cắt dưa chuột thành miếng lát mỏng rồi bỏ vào tủ lạnh khoảng nửa giờ. Sau đó bạn sử dụng các miếng dưa chuột đó đắp lên khu vực bị chàm khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng cách làm này 3 – 4 lần/ ngày và duy trì trong vài tháng.
- Hoặc thái lát mỏng dưa chuột sau đó ngâm với nước ít nhất 2 giờ. Bạn sử dụng các miếng dưa chuột đó đắp lên vùng da bị chàm khoảng 10-15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Áp dụng cách làm này nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả cao.
Lưu ý quan trọng khi chữa chàm khô ở chân cần ghi nhớ
- Tránh sử dụng móng tay hoặc dụng cụ sắc bén để lặn hay tác động đến các vết chàm.
- Bạn có thể sử dụng kem đánh răng màu trắng để đắp lên các vùng da bị chàm.
- Bạn có thể sử dụng 2 viên aspirin nghiền nát và tạo thành bột nhão rồi đắp lên vùng da bị chàm.
- Bổ sung vitamin C là việc nên làm để nhanh chóng thoát khỏi bệnh.
- Sử dụng dầu để massage lên da có tác dụng làm mềm da và giảm kích thước của các vết chàm.
- Nên bổ sung đầy đủ nước hàng ngày để tránh bị mất nước.
- Ăn nhiều thức ăn chứa kẽm và beta-carotene giúp cơ thể đối phó với eczama tốt hơn.
Xem thêm:
- Những lưu ý dành cho người mắc bệnh chàm tổ đỉa
- Bệnh viêm da cơ địa - Dễ gặp, khó điều trị, nhanh tái phát
- Tại sao nhiều người ưa thích việc chữa bệnh chàm bằng dầu dừa?