Cách chữa bệnh bong gân ngón chân
Đang chơi thể thao, đang đi xuống cầu thang, tự dưng bạn, hoặc ai đó bị trượt chân và bong gân ngón chân thì phải làm sao? Khi đó hãy tham khảo một số cách chữa bệnh bong gân ngón chân trong bài viết sau.
Cách chữa bệnh bong gân ngón chân
Tại sao chúng ta bị bong gân ngón chân?
Gân là một tổ chức mềm, và có khả năng chịu đựng lực căng, nó có nhiệm vụ nối cơ và xương với nhau đồng thời bao bọc và bảo vệ xương.
Bong gân là hiện tượng giãn ra hoặc đứt gãy của gân. Trong cơ thể chúng ta, các khớp chân, khớp tay, khớp vai, khớp gối và ngón chân tay chân là những khu vực dễ bị bong gân nhất. Khi bong gân ngón chân, các khớp tại ngón chân sẽ bị xê dịch đột ngột hoặc chệch ra khỏi vị trí ban đầu khiến người bị bong gân đau đớn, la hét do sưng tấy, bầm tím, đau nhức, cử động khó khăn. Những người có khả năng cao bị bong gân ngón chân hơn những người khác bao gồm: các vận động viên thể thao, người đi giày cao gót, người chơi thể thao nhưng không tập đúng động tác, chơi thể thao ở khu vực không bằng phẳng, đi giày không vừa với chân.
Bong gân ngón gân chân, phải làm gì cho đỡ đau?
Ngay sau khi bị bong gân ngón chân, việc sơ cứu ban đầu sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc làm giảm đau, phù nề và sưng tấy sau này. Dưới đây là cách chữa bệnh bong gân ngón chân hiệu quả:
- Chườm đá lạnh ngay sau khi phát hiện bong gân ngón chân để làm giảm đau, co mạch, từ đó giúp ngưng chảy máu và giảm phù nề. Lưu ý không được chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng bị bong gân vì có thể dẫn đến bỏng lạnh, thay vào đó hãy sử dụng túi đá, chai nước mát để chườm; tuyệt đối không chườm nóng hoặc xoa dầu làm nóng vì sẽ làm giãn tĩnh mạch, khiến khu vực bong gân bị sưng to hơn; không tiêm bất kì loại thuốc nào vào vùng bị bong gân vì có thể làm giãn tĩnh mạch và ngây nguy hiểm.
- Băng ngón chân: Sử dụng băng co dãn, có bản rộng băng vòng quanh ngón chân bị bong gân để cố định chân. Lưu ý khôn băng quá chặt vì sẽ khiến người bệnh bị đau, làm ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu khiến chân bị bầm tím nghiêm trọng hơn.
- Kê cao chân: Khi sơ cứu xong, bạn bế bệnh nhân vào giường nằm nghỉ ngơi, nếu nằm thì kê cao chân bằng gối cao 10cm; kê cao chân ngang tầm hông để máu lưu thông dễ dàng nếu ngồi.
- Hạn chế đi lại: Bệnh nhân cần hạn chế đi lại, nếu cần phải di chuyển thì nên có người bế, cõng hoặc sử dụng nạng để hỗ trợ.
- Hạn chế ăn thức ăn có nhiều đường, bia rượu, các chất kích thích vì chúng sẽ làm cản trở trình lưu thông của máu đến ngón chân bị bong, làm cho ngón chân bầm tím nghiêm trọng hơn.
- Gọi bác sĩ thăm khám: Bạn đừng quên gọi bác sĩ để đánh giá mức độ và tình trạng bong gân nhé, bởi vì nếu bị bong gân nặng (đứt gân, gần lồi ra bên ngoài) bạn có thể phải phẫu thuật, nghỉ ngơi ở nhà sẽ không tự khỏi được.
Xem thêm :
- Bong gân không nên ăn gì?
- Cách điều trị bong gân hiệu quả nhất
- Thời gian hồi phục và cách điều trị khi bị bong gân mắt cá chân