Cách chữa bé bị ho sổ mũi thở khò khè
Bệnh ho ở trẻ nhỏ thường đi kèm với các biến chứng khác như sổ mũi, thở khò khè khó chịu. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe lâu dài của bé. Vậy khi bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè thì mẹ cần làm gì để giúp trẻ?
Cách chữa bé bị ho sổ mũi thở khò khè
Trẻ thường bị ho khi thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường nhiều ô nhiễm khiến đường hô hấp bị ảnh hưởng, kèm theo đó là các biến chứng như sổ mũi, thờ khò khè.
Khi ho kéo dài và không được chữa trị thì sẽ dẫn đến tình trạng sổ mũi. Nước mũi thường xuyên và nhiều hơn khiến tiếng thở của bé khò khè, có những âm sắc trầm như tiếng ngáy hay tiếng gió rít qua kẽ lá lúc bé thở ra hít vào.
Ở trẻ sơ sinh nhịp thở thường thấp nên mẹ khó có thể phát hiện ra bằng tai, đôi khi phải dùng ống nghe của bác sĩ mới có thể phát hiện ra được, hoặc muốn nghe thì phải áp sát tai vào mũi trẻ.
Nguyên nhân gây ra ho, sổ mũi, thở khò khè ở trẻ
Trong những ngày thời tiết thay đổi, đang nắng thì mưa, đang mưa thì bỗng chốc chuyển lạnh khiến cơ thể bị không kịp thích nghi và bị nhiễm lạnh. Khi luồng không khí lạnh vào đường thở của trẻ không được sưởi ấm đủ dễ tăng tiết nhờn từ đó dẫn đến nghẹt mũi và khó thở.
Đối với trẻ sơ sinh thì thường xuyên diễn ra tình trạng này hơn bởi lúc này sức đề kháng của bé còn yếu, chưa thể thích nghi với môi trường bên ngoài thay đổi đột ngột. Trẻ chưa biết thở bằng miệng mà chỉ thở bằng mũi.
Theo ý kiến của PGS. TS. BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khi giao mùa và mùa lạnh là thời kì bùng phát các dịch bệnh đường hô hấp, đặc biệt là virus. Khi mắc bệnh thì các dịch xuất ra trong mũi. Các dịch này là cơ chế tự nhiên của cơ thể tiết ra để tăng kháng thể, đẩy virus vi khuẩn khỏi cơ thể. Tuy nhiên việc tăng tiết quá nhiều lại gây ngạt tắc mũi, làm em bé bị ảnh hưởng hô hấp, thở ít đi, khò khè, sụt sịt thậm chí gây ho húng hắng.
Tình trạng này nếu kéo dài còn có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm mũi, viêm tai, thậm chí là viêm tiểu phế quản hay viêm phế quản.
Cách xử lý khi trẻ bị ho, sổ mũi, thở khò khè
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ thử nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ và dùng khăn xô mềm để làm thông thoáng đường thở cho con. Tiếng thở khò khè sẽ không còn. Nhưng đối với trường hợp thở khò khè kết hợp ho, sổ mũi cần được sự thăm khám, tư vấn và điều trị từ bác sĩ.
Đối với các bé lớn hơn, việc vệ sinh đường thở cho trẻ cũng là vô cùng cần thiết để loại bỏ tiết dịch nhờn, hết khò khè.
Ngoài ra, có thể điều trị ho cho trẻ nhỏ bằng một số bài thuốc dân gian đơn giản như:
- Pha một thìa cà phê mật ong và nước ấm và cho bé dùng vào mỗi sáng. (Dùng cho trẻ trên 1 tuổi).
- Lá hẹ xay nhuyễn thêm đường phèn và hấp cách thủy 15 phút. Sau đó lấy phần nước cách thủy cho bé dùng. Ngày 3-4 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.
- Quất xanh hoặc chín, rửa sạch, ngâm nước muối để sạch tạp chất. Sau đó cắt ngang cắt ngang để cả vỏ và hạt trộn với đường phèn hoặc mật ong hấp cách thủy đến khi quất chín thì dằm ra, lấy phần nước cho bé dùng nhiều lần trong ngày.
- 1 quả lê nhỏ, 1 nhánh gừng và 3 tép tỏi trộn với vài hạt muối, đường phèn đem hấp cách thủy. Sau khi chín cho bé dùng lê hoặc nước lê đều được.
Trên đây là cách giúp mẹ có thể trị chứng ho, sổ mũi, thở khò khè ở trẻ. Các mẹ có thể tham khảo để tìm ra cách trị bệnh nhanh và dứt điểm nhất.
Xem thêm:
- Trẻ thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?
- Mẹo điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh