Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước

Các vết thương bị trầy xước do nhiều nguyên nhân khác nhau là vấn đề y tế thường gặp. Dù là vết trầy xước nhẹ hay nặng cũng cần chăm sóc một cách cẩn thận, tránh nhiễm trùng. Sau đây là một số cách chăm sóc HoiBenh giới thiệu tới bạn.

Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước

Các vết thương bị trầy xước do nhiều nguyên nhân khác nhau là vấn đề y tế thường gặp. Dù là vết trầy xước nhẹ hay nặng cũng cần chăm sóc một cách cẩn thận, tránh nhiễm trùng. Dưới đây là một số cách chăm sóc HoiBenh giới thiệu tới bạn.

Tại sao cần chăm sóc vết thương bị trầy xước?

Các bệnh nhân thường tới bệnh viện khi có những biểu hiện sưng nề, viêm mủ khiến họ đau đớn, khó chịu. Hầu hết những vết thương này đều do quá trình chăm sóc vết thương bị trầy xước không đúng cách hoặc không chăm sóc chúng.

Trên thực tế một vết thương nhỏ cũng rất dễ dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng, viêm tấy hoặc hoại tử, ngoài ra có thể chạy hạch, nhiễm trùng huyết ảnh hưởng tới tính mạng. Vì thế cần chăm các vết thương đúng cách, không nên chủ quan.

Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước

Bước 1

Bạn hãy để vết thương bị trầy xước dưới vòi nước sinh hoạt chảy liên tục, nó vừa có tác dụng giảm đau, vừa làm trôi đất, cát dính trên da.

Bạn cũng có thể làm sạch tạm thời vết thương dưới dòng nước chảy bằng xà phòng tắm. Tuyệt đối không sử dụng nước oxy già để rửa vết thương bởi nó sẽ làm tổn thương các tế bào lành dưới da bị tổn thương, làm chậm quá trình lành vết thương bị trầy xước.

Ngoài ra cũng tránh việc chà xát lên vết thương bởi nó sẽ làm cho vết thương của bạn thêm lan rộng và tổn thương nặng hơn.

vicare.vn-cach-cham-soc-vet-thuong-bi-tray-xuoc-body-1

Bước 2

Sau đó bạn hãy rửa lại vết thương với nước muối sinh lý hay kết hợp cùng với Povidine pha loãng.

Bước 3

Đắp gạc Urgotul hoặc bôi kem Silvirin, bôi dầu mù u, kem có kháng sinh như Fucidine, Tetra,...

Đắp gạc vô trùng lên vết thương, dán băng keo vừa đủ chặt. Mục đích của việc này là giữ ẩm trên bề mặt vết xây xát da, giúp bạn không đau, da vẫn thoáng, vết thương mềm mại mà không đóng vảy khô, hạn chế các vết sẹo xấu.

Bước 4

Chú ý nên thay băng hàng ngày. Khi lấy gạc cũ nên dưới nước muối sinh lý hoặc nước cất để làm sạch, giúp gạc không dính vào các vết thương lúc tháo ra. Nếu như vết thương bị viêm đỏ nên khám để các bác sĩ đánh giá tình trạng và cho kháng sinh, kháng viêm thích hợp.

Một số chú ý khi chăm sóc vết thương bị trầy xước

Khi chăm sóc vết thương bị trầy xước bạn không nên sử dụng oxy già, cồn hoặc Povdine trực tiếp. Nguyên nhân là chúng sẽ làm tổn thương các mô hạt, tế bào da,... làm cho vết thương lâu lành, sẹo xấu. Ngoài ra nếu để đóng vảy khô, dịch viêm không thoát ra được dễ làm viêm nhiễm vết thương, gây nhiễm trùng nặng nề.

Đối với trường hợp cần thiết nên tiêm kháng sinh liều cao dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, kèm theo đó là nên uống một trong những loại thuốc kháng histamin như loratadin 10mg hay phenergan 25mg.

Việc tránh để lại các vết thâm hoặc sẹo ngoài điều trị như trên, bạn có thể chiếu tia laser Helinion có bước sóng thấp giúp hồi phục cũng như tái tạo tế bào da. Liều chiếu là 2 – 4 phút/ lần, ngày chiếu 1 lần, mỗi đợt chiếu từ 10 – 20 ngày. Nếu như bạn có cơ địa sẹo lồi có thể chiếu kèm với 1 đợt sóng ngắn từ 4 – 6 ngày. Tiếp đó là bôi contratubex khi tổn thương da đã hết viêm.

vicare.vn-cach-cham-soc-vet-thuong-bi-tray-xuoc-body-2

Tuyệt đối không bôi nghệ tươi trực tiếp lên vùng da trầy xước bởi nó có thể gây bỏng da do những acid có trong nghệ. Khi bị bỏng da những vết thương sẽ phồng rộp lên, đau rát nhiều khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Nhiều trường hợp việc đắp lá thuốc lên vết thương bị trầy xước đã gây bội nhiễm, khiến vết thương từ không có sẹo trở thành có sẹo.

Sau khi khỏi mà vết thâm còn kéo dài bạn có thể bôi những chế phẩm làm giảm sắc tố da như: despigment, domina ngày 1 lần vào buổi tối lên vùng da bị thâm. Ban ngày nên tránh ánh nắng từ 11h – 14h. Trong khi phục hồi vết thương không sử dụng mỹ phẩm, bởi nếu bôi vào da đang bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình liền da.

Trên đây là những cách chăm sóc vết thương bị trầy xước mà bạn nên áp dụng. Tránh tình trạng nhiễm trùng, viêm tấy, để lại sẹo,...

Xem thêm:

  • Vết thương chảy nước trắng phải làm sao?
  • Vết thương bị mưng mủ thì làm thế nào?