Cách bấm huyệt làm giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của nhiều chị em mỗi khi tới ngày “rụng dâu”, tình trạng này đã gây nên nhiều ảnh hưởng trong công việc cũng như sinh hoạt của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cách bấm huyệt làm giảm đau bụng kinh hiệu quả để bạn đọc tham khảo.
Cách bấm huyệt làm giảm đau bụng kinh
Cách bấm huyệt làm giảm đau bụng kinh
Theo y học cổ truyền, đau bụng kinh được xếp vào hội chứng thống kinh, nguyên nhân do sự không điều hòa khí huyết ở hai mạch nhâm và xung gây nên đau đớn và khó chịu cho các chị em. Dưới đây là một số phương pháp bấm huyệt rất hiệu quả:
Huyệt tam âm giao
Xoa bóp huyệt này vào trước chu kỳ kinh nguyệt là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả. Huyệt này có vị trí nằm ở phía trong cổ chân, cách đỉnh mắt cá trong lên 3 thốn sát với bờ sau xương chày ra sau ngang một khoát ngón tay.Thời điểm hợp lý để bấm huyệt này là vào trước kỳ kinh nguyệt một tuần và đây được coi là thời điểm vàng để các cơn đau bụng không còn là nỗi lo sợ của bạn.Để thực hiện, bạn dùng 4 ngón tay nắm chặt vào mắt cá chân ngoài, ngón cái ấn lên huyệt Tam Âm Giao và giữ trong vòng 1 phút cho đến lúc huyệt hơi sưng tê thì thả ra và đổi sang chân bên kia. Việc bấm huyệt này giúp cho máu kinh được lưu thông dễ dàng, giảm đi tình trạng đau vùng bụng dưới và hông vào ngày đèn đỏ.
Huyệt thập nhất Chùy Hạ
Huyệt này có tên gọi khác là huyệt yêu khổng có vị trí nằm tại vùng lõm dưới đốt sống lưng thứ năm. Đây cũng được coi là huyệt quan trọng giúp giảm đau bụng kinh và được nhiều chị em áp dụng. Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau lưng và đau dây thần kinh tọa.
Đầu tiên bạn cần xác định vị trí huyệt và dùng ngón tay ấn mạnh vào phần dưới xương chậu đến khi gặp được chỗ đau. Sau đó dùng ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng đến khi thấy hơi đau. Cần thực hiện phối hợp động tác vừa ấn và xoa bóp từ 3 đến 5 phút để giúp cho kinh nguyệt được thông suốt hơn.
Huyệt Tam Nhãn
Huyệt tam nhãn là huyệt nằm ở đốt thứ ba của ngón đeo nhẫn tại vị trí giao giữa đốt thứ hai và ba và được tính từ đầu ngón tay xuống
Bạn dùng ngón tay cái ấn vào huyệt này với lực vừa đủ và giữ trong vòng 10 phút rồi đổi tay. Các chị em cần ấn huyệt này thường xuyên sẽ làm dịu đi những cơn đau vào thời kỳ kinh nguyệt.
Huyệt Thái xung
Huyệt Thái xung nằm ở trên mặt bàn chân, cách khe giữa ngón cái và ngón tiếp theo của chân khoảng 1.5 thốn huyệt vùng lõm được tạo bởi hai ngón chân trên. Chị em chỉ cần dùng tay ấn nhẹ nhàng vào huyệt này từ 3 đến 5 phút là cơn đau bụng kinh sẽ giảm đi rõ rệt.
Xoa bụng nhẹ nhàng
Ngoài việc bấm huyệt để giảm đau bụng kinh thì chị em cũng nên kết hợp với phương pháp này bằng cách đặt chồng hai bàn tay lên nhau ở bụng dưới và xoa theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải từ nhẹ đến nặng trong 1- 2 phút và cường độ chịu được.
Nếu bạn cảm thấy lạnh bụng và tay chân thì nên dùng dầu nóng để xoa bụng và lòng bàn tay hoặc sử dụng túi chườm nóng để làm ấm vùng bụng dưới.
Một số lưu ý vào những ngày đèn đỏ
Tránh dùng các chất kích thích
Các chất kích thích như trà, cà phê,... sẽ làm cho hệ thần kinh bị kích thích và gây nên tình trạng đau bụng hoặc rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra những đồ uống có cồn cũng được nằm trong danh sách này bởi chúng ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể dễ làm bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi trong ngày đèn đỏ.
Làm việc quá nặng
Vào những ngày này, cơ thể bị mất một lượng máu nên gây mất sức và tiêu hao nhiều năng lượng nên khi làm việc hay luyện tập nặng dễ làm bạn chóng mặt, hoa mắt. Với các bạn thường xuyên bị đau bụng hay đau lưng thì nên sắp xếp thời gian học tập làm việc hợp lý, không luyện tập thể thao nặng để tránh đau bụng kéo dài và ra máu nhiều hơn.
Chú ý vệ sinh đúng cách
Đây là thời điểm mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập nhất để gây những tổn thương và viêm nhiễm. Do đó không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu. Khi vệ sinh vùng kín chỉ nên rửa từ trên xuống và tránh dùng vòi xịt ngược lên để tránh nhiễm khuẩn. Đặc biệt, cần chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên vì đây là môi trường dễ gây phát sinh những vi khuẩn nếu để quá lâu, tối đa là 4 tiếng thay một lần.
Xem thêm:
- Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sau sinh
- Ngày có kinh nguyệt có phải là ngày rụng trứng không?
- Bị tắc kinh sau khi hút thai phải làm sao?