Các triệu chứng viêm phế quản, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm phế quản là căn bệnh phổ biến, tuy nhiên tình trạng viêm phế quản mãn tính có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để giúp nhận biết các triệu chứng viêm phế quản nhé.

Các triệu chứng viêm phế quản, nguyên nhân và cách điều trị Các triệu chứng viêm phế quản, nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng môi trường ô nhiễm và khói thuốc lá làm cho các cơ quan của đường hô hấp dễ bị tổn thương. Trong đó bệnh viêm phế quản là căn bệnh phổ biến, thường gặp. Tuy nhiên tình trạng viêm phế quản mãn tính có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để giúp nhận biết và phòng ngừa căn bệnh này nhé!

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là một bệnh gây ra do lớp niêm mạc các phế quản bị viêm do các tác nhân gây nhiễm trùng ( virus, vi khuẩn... ). Viêm phế quản được chia làm 2 loại:

  • Viêm phế quản cấp tính: là tình trạng viêm nhiễm ngắn hạn ở đường hô hấp diễn ra trong vài ngày và thường < 18 ngày. Loại cấp tính thường sẽ cải thiện hơn sau vài ngày sau đó mặc dù triệu chứng ho có thể tiếp tục kéo dài tới cả tuần. Tuy nhiên, bệnh tái đi tái lại có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính.
  • Viêm phế quản mãn tính: là tình trạng phế quản bị kích thích liên tục và kéo dài. Bệnh có thể diễn tiến từ tháng này sang năm khác. Và gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn so với viêm phế quản cấp tính.

Triệu chứng viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản cấp thường gây ra do 1 loại virus giống cúm khởi đầu, sau đó có khả năng bị bội nhiễm do vi khuẩn hoặc cả hai. Do đó bệnh có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột.

Các triệu chứng viêm phế quản điển hình:

  • Những trường hợp khởi phát từ từ thường khó phát hiện hơn và dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp khác. Bệnh nhân thường biểu hiện với các triệu chứng: sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, ngạt mũi, có thể quấy khóc nếu ở trẻ em.
  • Những trường hợp khởi phát đột ngột hơn với các triệu chứng như: sốt cao, khó thở, tím tái và kèm theo một số rối loạn tiêu hóa như chán ăn, nôn trớ, trướng bụng, tiêu chảy...
  • Viêm phế quản toàn phát: Nếu không được điều trị kịp thời ở giai đoạn toàn khởi phát bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát. Lúc này triệu chứng của viêm phế quản giai đoạn toàn phát bao gồm: Bệnh nhân sốt cao (có thể lên đến 40 độ C), ho dữ dội, khó thở nhiều, cánh mũi phập phồng, co kéo vùng hõm ức, tím tái.

Đối với viêm phế quản cấp tính

Các triệu chứng viêm phế quản cấp tính ban đầu có thể diễn tiến giống bệnh cúm. Dần dần các dấu hiệu rõ hơn và thông thường các triệu chứng bệnh sẽ tự khỏi trong vài ngày mặc dù một số bệnh nhân có thể ho kéo dài đến vài tuần. Khi có các dấu hiệu nặng hơn bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị

Đối với viêm phế quản mãn tính

Các triệu chứng viêm phế quản mãn tính thường diễn ra không quá rầm rộ. Tuy nhiên bệnh tái đi tái lại khó kiểm soát và có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), đặc biệt ở nam giới có tiền căn hút thuốc lá nhiều

vicare.vn-cac-trieu-chung-viem-phe-quan-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-body-1
Triệu chứng ho, khó thở do phế quản bị viêm phù nề

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phế quản?

Đối với viêm phế quản cấp tính

50-90% bệnh gây ra do nhiễm các loại virus . Loại virus này thuộc nhóm virus cúm. Ngoài ra còn có thể do các nguyên nhân: vi khuẩn, thời tiết, các yếu tố gây dị ứng, hít phải các khí độc, thuốc lá...

Đối với viêm phế quản mạn tính

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra là do hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí hoặc khí độc ở nơi làm việc hoặc trong môi trường sẽ làm tình trạng xấu đi.

  • Thuốc lá: Khói thuốc lá làm cho niêm mạc đường hô hấp dễ bị viêm hơn, hệ thống bảo vệ kém hiệu quả dẫn tới tình trạng viêm phế quản. việc hút thuốc lá kéo dài và thường xuyên sẽ dẫn đến việc đường hô hấp bị viêm mãn tính
  • Công việc: Thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm dẫn tới phế quản bị kích thích liên tục và khiến chúng tiết ra đàm gây viêm nhiễm.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là 1 bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trong đó, viêm phế quản ở trẻ em là tình trạng thường gặp nhất. Ngoài ra, những đối tượng sau đây rất dễ mắc bệnh này:

  • Trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên ( GERD)
  • Sức đề kháng yếu. Sức đề kháng yếu có thể do một bệnh khác gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc do một bệnh mạn tính làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu
  • Nghiện thuốc lá
  • Tuổi tác: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn
  • Môi trường làm việc tiếp xúc các chất kích thích phổi nhất định: như bông dệt, khói thuốc hóa chất hay ngũ cốc sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán bệnh?

vicare.vn-cac-trieu-chung-viem-phe-quan-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-body-2

Bác sĩ sẽ dò hỏi bệnh sử của bạn và sử dụng ống nghe để nghe tiếng phổi khi thở. Các xét nghiệm sẽ làm, bao gồm:

  • X-quang. Chụp X-quang phổi giúp chẩn đoán bệnh viêm phế quản
  • Đo chức năng phổi: Đây là phương pháp đo lượng không khí mà phổi có thể giữ được và tốc độ bạn đẩy không khí ra khỏi phổi. Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra dấu hiệu và tình trạng hô hấp của bạn có bị bệnh hen suyễn hoặc khí phế thủng hay không.

Điều trị viêm phế quản như thế nào?

Đối với viêm phế quản cấp tính

Các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc sau để giảm triệu chứng viêm phế quản cấp tính và trị tác nhân gây bệnh:

  • Kháng sinh. Được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ có bội nhiễm do vi khuẩn
  • Thuốc ho: làm giảm các cơn ho khiến bạn khó chịu.
  • Thuốc kháng viêm và giãn phế quản: bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc dạng xịt và các thuốc kháng viêm để giúp giảm viêm và làm giãn các phế quản trong phổi. trong trường hợp dị ứng, hen suyễn hoặc có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (POD),

Đối với viêm phế quản mạn tính

Bệnh nhân cần phải điều trị lâu dài với các bài tập phục hồi chức năng hô hấp để giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn kèm theo các loại thuốc giãn phế quản và kháng viêm hỗ trợ

Hạn chế diễn tiến của bệnh viêm phế quản như thế nào?

Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ và diễn tiến của bệnh viêm phế quản như:

  • Từ bỏ thuốc lá
  • Đeo khẩu trang, mặt nạ khi ra đường hoặc ở trong không khí ô nhiễm
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí: Không khí ấm áp, ẩm ướt giúp giảm ho và làm giảm tiết chất nhầy trong đường thở.

Viêm phế quản là một bệnh phổ biến, bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi. Đặc biệt nam giới lớn tuổi hút thuốc lá mắc bệnh này có khả năng diễn tiến thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do đó việc từ bỏ khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm có thể làm giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Ngay khi thấy các triệu chứng viêm phế quản, đừng chủ quan và lơ là, hãy tới cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và có cách điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Viêm phế quản ở trẻ em uống thuốc gì?
  • Cách điều trị viêm phế quản ho nhiều cho trẻ cực hữu hiệu mà mẹ nên biết