Các triệu chứng táo bón ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả

Táo bón ở trẻ em đang là mối bận tâm lớn của rất nhiều bậc cha mẹ. Nếu không nhận diện và chữa trị kịp thời thì táo bón ở trẻ em có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Các triệu chứng táo bón ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả Các triệu chứng táo bón ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả

Triệu chứng táo bón ở trẻ em

Táo bón thường rất phổ biến ở trẻ em vì hệ tiêu hóa của trẻ yếu, còn non nớt. Số liệu thống kê của các cơ sở y tế cho thấy đang có khoảng 25% số trường hợp táo bón ở trẻ em khởi phát ngay trong những năm đầu đời; 1/3 trẻ từ 4 - 7 tuổi từng bị táo bón; 5% số học sinh tiểu học bị táo bón kéo dài đến hơn 6 tháng. Riêng táo bón mãn tính tập chung nhiều nhất ở trẻ 2 - 4 tuổi, trong giai đoạn tập ngồi bô.

Về triệu chứng táo bón ở trẻ em thì mỗi bé có tần suất đại tiện riêng nhưng nhìn chung trẻ bị coi là táo bón khi đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần. Khi táo bón, phân của trẻ sẽ trở nên khô, cứng, vỡ vụn như phân dê. Hơn nữa, vì phân khô nên trẻ thường bị đau, quấy khóc khi đi ngoài. Ngoài ra, những trẻ đi ngoài đều nhưng mỗi lần đi được quá ít, phân khô cứng thì cũng có thể bị táo bón.

Các mẹ có thể nhận diện táo bón ở trẻ em bằng các dấu hiệu, triệu chứng như:

  • Đi tiêu ít hơn bình thường (ít hơn 3 lần/ tuần)
  • Chán ăn, đau bụng, chướng bụng
  • Trẻ không có cảm giác mót đi tiêu
  • Đau, căng thẳng khi đi tiêu, sợ đi tiêu và thậm chí sợ ngồi vào bồn cầu
  • Đại tiện thấy phân khô, cứng, tạo thành các cục nhỏ như phân dê
  • Đau ở hậu môn, có thể nứt, chảy máu (thấy máu lẫn trong phân)
  • Phân có mùi khó chịu
  • Són phân lỏng
  • Đái rắt, nhiễm trùng tiết niệu
vicare.vn-cac-trieu-chung-tao-bon-o-tre-em-va-cach-chua-tri-hieu-qua-body-1

Nguy hiểm khôn lường khi trẻ bị táo bón

Táo bón là nỗi ám ảnh của trẻ vì gây đau đớn nhiều, thậm chí là chảy máu khi đi ngoài. Hơn nữa, trẻ bị táo bón dễ rơi vào vòng luẩn quẩn đau – nhịn – đau nhiều hơn. Bởi đau đớn khiến trẻ nhịn đại tiện nhưng càng nhịn lâu thì phân càng ở lâu trong cơ thể, trở nên lớn, khô cứng hơn, khiến các bé phải gắng sức và đau đớn hơn trong các lần đại tiện sau.

Nếu vòng luẩn quẩn này tiếp diễn thì các khối phân trong trực tràng sẽ lớn dần, khiến bé bị nứt, chảy máu hậu môn, són phân ra quần (ị đùn). Tuy nhiên, đây chưa phải tất cả tác hại của táo bón ở trẻ nhỏ vì:

  • Phân bị ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Bởi các khối phân có thể cản trở quá trình lưu thông máu, cọ sát vào thành đại trực tràng, gây bệnh trĩ, sa trực tràng, phình trực tràng, thậm chí tăng nguy cơ ung thư trực tràng.
  • Những khối phân khô cứng, tích tụ lâu ngày sẽ hình thành độc tố và tác nhân gây ung thư như dexycholic acid và NOCs. Do đó, việc trẻ nhịn đại tiện thời gian dài, ủ phân lâu trong trực tràng sẽ dễ khiến thành niêm mạc bị nhiễm độc, tổn thương....
  • Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, táo bón kéo dài, đầy bụng, khó chịu thì trẻ sẽ giảm các giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, bỏ bữa hoặc quấy khóc khi ăn. Tình trạng này kéo dài khiến sức khỏe của trẻ sa sút, suy dinh dưỡng, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về mặt thể chất.
  • Các triệu chứng táo bón ở trẻ em kéo dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ. Cảm giác đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu khiến trẻ khó chịu, hay cáu gắt, tâm lý thất thường.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ em có thể xảy ra đột ngột sau khi trẻ bị ốm, ăn uống không đầy đủ trong vài ngày hoặc cũng có thể xảy ra từ từ, khó nhận diện. Nhưng dù xảy ra nhanh hay chậm thì những yếu tố dưới đây đều góp phần gây táo bón ở trẻ nhỏ:

  • Dinh dưỡng: Việc cha mẹ không cho bé ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước có thể làm phân trở nên khô cứng, khó tống ra ngoài và hình thành bệnh táo bón.
vicare.vn-cac-trieu-chung-tao-bon-o-tre-em-va-cach-chua-tri-hieu-qua-body-2
  • Nhịn đại tiện lâu ngày: Một lần đau khi đi đại tiện, ngại sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh không sạch, trẻ mải chơi và không muốn ngừng trò chơi đều có thể gây tình trạng nhịn đại tiện. Khi nín nhịn, trẻ sẽ thắt chặt các cơ ở khu quanh hậu môn bất chấp cơn mót, khiến phân tích tụ nhiều hơn, cứng hơn và ngày càng khó đẩy ra ngoài hơn.
  • Ít vận động: Vận động, hoạt động thể lực ít có thể khiến phần ruột của trẻ trở nên chậm chạp, lười biếng, tiêu hóa kém hơn và dẫn đến táo bón.
  • Thay đổi nhịp điệu sinh hoạt hàng ngày: Sự thay đổi nhịp điệu sinh hoạt hàng ngày như chuyển nhà, một chuyến đi xa, đổi trường học hoặc đổi loại sữa đang dùng đều có thể ảnh hưởng đến tần suất đại tiện và dẫn tới táo bón ở trẻ nhỏ.
  • Dùng thuốc gây táo bón: Một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ nhỏ như codein, thuốc ho, thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc chống co giật.

Cách chữa táo bón ở trẻ em

Trong điều trị bệnh táo bón cho trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý không phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc hoặc chỉ áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Thay vào đó, hãy chủ động cho trẻ dùng thuốc trị táo bón và áp dụng các biện pháp tự nhiên phòng ngừa bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?

Khi xác định trẻ bị táo bón, phụ huynh nên cho trẻ đi khám và dùng một trong số những nhóm thuốc trị táo bón cho trẻ nhỏ chính sau:

  • Thuốc trị táo bón tạo khối (có thể bổ sung chất xơ): Thuốc trị táo bón cho trẻ phổ biến nhất là các thuốc tạo khối được làm từ các hợp chất từ thiên nhiên như thạch, cám lúa mì, gôm sterculia, agar-agar hoặc các thuốc bán tổng hợp (methyl cellulose). Khi đi vào cơ thể, các thuốc này không bị hấp thu mà hút nước và trương nở ra để làm tăng khối lượng phân, làm phân mềm và kích thích nhu động ruột để phân bị đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ là thuốc hút nhiều nước nên phải đảm bảo cho trẻ uống đủ lượng nước theo hướng dẫn sử dụng.
  • Thuốc làm mềm phân: Loại thuốc trị táo bón ở trẻ nhỏ này thường được dùng qua đường trực tràng (bơm vào hậu môn). Hiện thuốc có dạng ống bơm chứa dịch glycerol (Rectiofar) rất tiện lợi cho trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý là không dùng thuốc này thường xuyên vì nó có thể gây kích ứng niêm mạc, làm niêm mạc trực tràng bị tổn thương.
  • Thuốc trị táo bón tăng thẩm thấu: Nhóm thuốc này có khả năng giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột. Qua đó, giúp phân của trẻ mềm hơn và dễ tống ra ngoài hơn. Một số thuốc trong nhóm này có bản chất đường như lactulose (Duphalac), sorbitol (Sorbitol) hoặc là dạng hợp chất cao phân tử được gọi là polymer hay polyethylene glycol (Forlax).

Cách phòng ngừa táo bón ở trẻ nhỏ

Ngoài dùng thuốc trị táo bón, phụ huynh cũng có thể áp dụng một số biện pháp phòng và hỗ trợ điều trị khác như:

  • Đảm bảo mỗi ngày bé đều có đủ thời gian đi vệ sinh mà không cần vội vàng.
  • Cần cân đối dinh dưỡng, cho trẻ em ăn uống đa dạng và tăng cường rau củ quả, những thực phẩm chứa chất xơ sợi. Bởi chất xơ sẽ làm tăng khối lượng phân để chúng mềm hơn, dễ bị đào thải hơn.
  • Cha mẹ có thể cho bé dùng thêm men vi sinh hoặc thực phẩm bổ sung men sống như sữa chua (yaourt). Những vi khuẩn có lợi cho đường ruột này sẽ lấn áp, tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch đường ruột.
vicare.vn-cac-trieu-chung-tao-bon-o-tre-em-va-cach-chua-tri-hieu-qua-body-3
  • Táo bón là tình trạng phân khô cứng, thiếu nước, vón thành cục to nên có thể cho trẻ uống nhiều nước để tăng lượng chất lỏng trong phân. Làm phân mềm, đại tiện dễ dàng hơn.
  • Nên đốc thúc để trẻ vận động thường xuyên. Bởi vận động có thể giúp thức ăn di chuyển dọc theo ruột, tăng hoạt động của ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.

Trên đây là triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị táo bón ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần biết. Phụ huynh nên thường xuyên theo dõi sức khỏe, thói quen của trẻ để phát hiện sớm và điều trị táo bón nhanh chóng, hiệu quả.

Xem thêm:

  • Táo bón ở trẻ kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng
  • Lý do gây ra táo bón ở trẻ và cách chữa trị an toàn, hiệu quả
  • Chữa táo bón cho trẻ: Chuyên gia nhi khoa tư vấn cách gì?