Các triệu chứng bệnh áp xe vùng hậu môn cần biết
Áp-xe hậu môn là bệnh lý được hình thành khi trong các mô mềm ở xung quanh ống hậu môn, trực tràng hoặc trong các khoảng cách giữa chúng bị nhiễm khuẩn và có mủ cấp tính. Đây là căn bệnh không hiếm gặp, tuy nhiên khá nguy hiểm, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Thông thường bệnh lý được phát hiện do người bệnh tự kiểm tra, phát hiện ra các triệu chứng. Để hiểu rõ hơn các ...
Các triệu chứng bệnh áp xe vùng hậu môn cần biết
Áp-xe hậu môn là bệnh lý được hình thành khi trong các mô mềm ở xung quanh ống hậu môn, trực tràng hoặc trong các khoảng cách giữa chúng bị nhiễm khuẩn và có mủ cấp tính. Đây là căn bệnh không hiếm gặp, tuy nhiên khá nguy hiểm, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Thông thường bệnh lý được phát hiện do người bệnh tự kiểm tra, phát hiện ra các triệu chứng. Để hiểu rõ hơn các biểu hiện của bệnh áp-xe hậu môn, kính mời quý bạn đọc cùng chuyên mục Sống khỏe của Vicare kỳ này tìm hiểu ngay sau đây.
Bệnh áp-xe hậu môn
Áp-xe hậu môn là khoang túi chứa đầy mủ nằm dưới da xung quanh hậu môn và trực tràng, nếu không được điều trị sẽ gây nhiễm trùng nặng và các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh áp-xe hậu môn
1. Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng chính là đau. Đau ở vùng hậu môn, lan ra xung quanh. Đau nhức nhối và liên tục. Đau tăng khi đi lại, khi ngồi, khi ho, khi rặn đại tiện. Với các loại áp-xe ở nông, bệnh nhân không dám ngồi bằng cả hai mông, không dám ngồi trên yên xe
2. Triệu chứng toàn thân
Toàn thân có các triệu chứng của một nhiễm trùng cấp tính. Bệnh nhân có thể có sốt, nhiệt độ có thể tăng cao trong một vài ngày đầu rồi hạ dần. Người mệt mỏi, bứt rứt, đêm không ngủ. Không dám ăn vì sợ phải đi đại tiện.
3. Triệu chứng thực thể
Nhìn để phát hiện
- Áp-xe dưới niêm mạc: Lúc mới bắt đầu, nhìn không thấy gì, khi áp-xe vỡ, thấy một vài giọt mủ trắng loãng từ trong hậu môn chảy ra.
- Áp-xe hố ngồi-trực tràng: Lúc đầu, thấy một chỗ da bóng sưng phồng, không có giới hạn rõ rệt, cách lỗ hậu môn vài cm. Vài ngày sau, chố tấy đỏ này có giới hạn rõ rệt với một chấm trắng ở giữa, mủ đã hình thành. Trong đa số các trường hợp, ổ áp-xe chỉ có một bên, bên phải hay bên trái. Cũng có khi ổ áp-xe hố ngồi-trực tràng có ở cả hai bên làm cho ổ áp-xe có hình móng ngựa.
- Áp-xe giữa các cơ thắt: Lúc đầu nhìn không thấy gì.
- Áp-xe khoang chậu hông-trực tràng: Cũng như áp-xe giữa các cơ thắt, lúc đầu nhìn cũng không thấy gì. Loại này thường được chẩn đoán là áp-xe hố ngồi-trực tràng. Khi rạch dẫn lưu thấy mủ từ trên cao chảy xuống. Bằng một kìm dài thăm thì thấy ổ áp-xe lên khá cao, thường sờ không chạm được đáy áp-xe, lúc đó mới biết là áp-xe khoang chậu hông-trực tràng.
2. Thăm hậu môn trực tràng
Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân co, hai đùi dạng. Mọi động tác của thầy thuốc phải rất nhẹ nhàng, từ từ, vì nếu không làm bệnh nhân rất đau, không cho tiếp tục khám. Nếu đau nhiều, nhận định các triệu chứng sẽ không chính xác.
Ngón tay thăm hậu môn trực tràng luôn được bôi trơn để dễ đưa vào trong ống hậu môn.
- Áp-xe dưới niêm mạc: Ngón tay sờ được một chỗ phồng nhỏ, nằm ở bất cứ vị trí nào của chu vi ống hậu môn. Niêm mạc chỗ sưng phồng này trơn láng, ấn nhẹ vào rất đau.
- Áp-xe giữa các cơ thắt và áp-xe hố ngồi-trực tràng: Cảm giác được khối sưng từ ngoài lồi vào trong lòng ống hậu môn, ấn rất đau.
Thăm khám hậu môn trực tràng làm bệnh nhân rất đau. Vì vậy, nên hạn chế thăm khám hậu môn trực tràng bằng tay và bằng dụng cụ. Thường thì bệnh nhân từ chối, không cho thăm khám lần thứ hai.
Siêu âm nội soi
Thường thì áp-xe hậu môn trực tràng có các triệu chứng rõ rệt nên lâm sàng cũng đủ để chẩn đoán được bệnh. Trong những trường hợp khó phân biệt với các khối u hay khi xác định rõ vị trí, độ lớn và tính chất của thương tổn, có thể dùng siêu âm nội soi.
(Theo: Sức khỏe và đời sống)