Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày... là những hệ lụy của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng để lại do không phát hiện, điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu xem điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào để hiệu quả với bài viết dưới đây.

Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày - hành tá tràng là một bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn. Bệnh gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nếu không điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần hiểu rõ viêm loét dạ dày tá tràng để có thể phát hiện và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả dưới phác đồ của bác sĩ.

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày... là những hệ lụy của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng để lại do không phát hiện, điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu xem điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào để hiệu quả với bài viết dưới đây.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Vì sao lại bị viêm loét dạ dày?

Viêm loét dạ dày - tá tràng là khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị sung huyết, có loét, gây đau do acid và pepsin kích thích. Dưới đây là những tác nhân tác động trực tiếp dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng:

  • Căng thẳng thần kinh (stress): Khi bị căng thẳng sẽ làm tăng các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho acid HCl tăng cao, làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP): Vi khuẩn HP sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn mức bình thường, gây ra tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Thói quen vừa xem tivi vừa ăn, chơi điện thoại, thường xuyên ăn đêm, ăn quá no hoặc quá đói sẽ làm cho dạ dày làm việc quá sức, từ đó gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
  • Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid
  • Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Chất nicotin trong thuốc lá gây kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol - tác nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày-tá tràng. Các đồ uống có cồn như: bia, rượu... tác động gây ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Yếu tố thể tạng: Người có nhóm máu O có tần suất bị bệnh cao hơn các nhóm máu khác, do sự ưu tiên kết hợp giữa nhóm máu O và HP, sự liên quan giữa kháng nguyên HLA B5 (là kháng nguyên thường được tìm thấy trên một số tế bào máu) với tần suất loét tá tràng.
HoiBenh.vn-dieu-tri-viem-loet-da-day-body-2
Viêm loét dạ dày - tá tràng là khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị sung huyết, có loét, gây đau

Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được xử trí đúng cách, kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Xuất huyết dạ dày: Khi lớp niêm mạc trong dạ dày tá tràng bị tổn thương sẽ khiến các mạch máu dễ vỡ, gây xuất huyết. Trong trường hợp nhẹ thì không nghiêm trọng nhưng nếu bệnh tiến triển nặng hơn, khi vết thương viêm loét sâu sẽ gây chảy máu nhiều dẫn tới tử vong.
  • Thủng dạ dày
  • Hẹp môn vị dạ dày
  • Ung thư dạ dày: Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng thì cơ thể sẽ kích hoạt các tế bào ác tính hoạt động hình thành nên khối u ác tính trong dạ dày hay còn gọi là ung thư dạ dày.

Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tập trung vào việc hạn chế yếu tố gây loét, tăng cường yếu tố chống loét, kích thích tiết dịch nhầy, thực hiện chế độ ăn uống và điều trị ngoại khoa.

Hạn chế yếu tố gây loét

Hạn chế yếu tố gây loét chủ yếu nhằm vào việc hạn chế tiết axít chlorhydric (HCl) của dạ dày. Còn việc chống sự bài tiết hoặc ức chế pepsin chỉ là việc thứ yếu vì thực tế phải có HCl thì mới có pepsin từ pepsinogen.

Các biện pháp ngăn chặn bài tiết HCl chủ yếu bằng cách:

  • Ức chế trung tâm thần kinh với các loại thuốc an thần có tác dụng trung tâm như diazepam và sulpiride
  • Tránh ảnh hưởng các điều kiện, hoàn cảnh hoặc các chất kích thích thần kinh như bị xúc động mạnh, chấn thương tâm thần, rượu, cà phê, thuốc lá...

Tăng cường yếu tố chống loét

Hiện nay thực tế chưa xuất hiện nhiều loại thuốc chống loét dạ dày-tá tràng. Thường các loại thuốc chống loét dùng để băng niêm mạc dạ dày chủ yếu từ việc pha chế những loại thuốc như hydroxide Mg và hydroxyde Al dưới dạng gel. Ngoài ra có các loại muối bismuth được dùng mấy chục năm nay để điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng; nhưng loại thuốc này đã bị y học Tây Âu và Bắc Âu từ cuối thập kỷ 70 hạn chế sử dụng vì sự xuất hiện trên lâm sàng nhiều trường hợp có biến chứng hội chứng não do người bệnh uống bismuth nhiều và kéo dài. Bên cạnh đó còn có thuốc bismuthate cũng là một loại thuốc có tính năng băng niêm mạc dạ dày.

Kích thích tiết chất nhầy dạ dày

Chất nhầy của dạ dày có thể kích thích bằng việc sử dụng bột cam thảo, miledi.

Y học cổ truyền cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng dược liệu trong nước để điều trị loét dạ dày tá tràng như chỉnh độ axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày với mai mực, bột cam thảo; giảm đau như hương phụ, dạ cẩm, cà độc dược với tác dụng kháng cholin; chống viêm như bồ công anh, thổ phục linh; lên da non như nghệ; an thần như lá vông, lá sen.

Chế độ ăn uống và làm việc

Ngoài thời gian có chu kỳ cơn đau, người bệnh mắc viêm loét dạ dày tá tràng có thể làm việc và ăn uống bình thường; chỉ cần có chế độ ăn uống phù hợp, tránh dùng quá nhiều rượu, chè, cà phê, thuốc lá. Trong chu kỳ cơn đau người bệnh cần phải ăn với thức ăn nhẹ như sữa, mì, cháo... và kiêng cử hẳn các chất kích thích nói trên; cần phải nghỉ ngơi tại giường nếu đau nhiều, hạn chế lao động trí óc và chân tay nếu đau ít.

Điều trị ngoại khoa

Thực tế kết quả điều trị ngoại khoa đối với bệnh loét dạ dày-tá tràng khá tốt nhưng không tránh khỏi một số hậu quả và biến chứng trước mắt hoặc lâu dài, vì vậy cần có những chỉ định thật chặt chẽ từ bác sĩ chuyên môn cao. Thường phương pháp này dành cho trường hợp loét dạ dày ung thư hóa đã được giải phẫu bệnh học xác định, thủng dạ dày hoặc hành tá tràng, hẹp môn vị, chảy máu nặng hoặc tái phát dồn dập có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Việc điều trị loét hành tá tràng bằng ngoại khoa có sự khác biệt với loét dạ dày vì loét hành tá tràng không bao giờ chuyển sang tính chất ác tính nên phẫu thuật phải nhằm ba mục tiêu là tỉ lệ tử vong càng thấp càng tốt, để lại hậu quả ít và nhẹ, chữa khỏi tình trạng loét. Thực tế cắt đoạn dạ dày vẫn là phương pháp được rất nhiều bác sĩ ngoại khoa ở nước ta thường hay thực hiện.

Để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ. Đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.

Lưu ý về chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày tá tràng

Với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, nếu muốn tiêu hóa, hấp thu thức ăn có hiệu quả thì cần lưu ý:

  • Thức ăn cần được nấu chín, nấu mềm
  • Không được ăn thức ăn sống
  • Khi ăn thì cần nhai kỹ, ăn chậm, không được chan canh với cơm
  • Nên chia thành nhiều bữa (4-5 bữa/ngày)
  • Sau khi ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.

Dưới đây là danh sách những thức ăn nên dùng cho người mắc viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Sữa, trứng: vì chúng có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày. Với sữa thì nên uống sữa nóng; trứng nên ăn dạng hấp hoặc cho vào nấu cháo, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần.
  • Các thực phẩm giàu đạm dễ tiêu: cá nạc, thịt nạc, nên chế biến dưới dạng luộc, hấp, kho, om thì dễ hấp thu.
  • Rau củ tươi: khi chọn lựa nên loại rau củ non, ưu tiên họ cải (như cải bắp, rau cải, củ cải) vì chúng có chứa vitamin U giúp chóng liền các vết thương đường tiêu hóa. Khi nấu, các loại rau củ phải ăn chín.
  • Các thức ăn chứa tinh bột ít mùi vị, dễ tiêu như cơm nát, cháo, bánh mì...
  • Dầu ăn sống với số lượng ít (5-10ml/bữa) có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị. Với người mắc viêm loét dạ dày thì nên chọn các loại dầu chế biến từ các loại hạt như dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành...
HoiBenh.vn-dieu-tri-viem-loet-da-day-body-3
Những thức ăn nên dùng cho người mắc viêm loét dạ dày tá tràng

Còn đây là những thức ăn, đồ uống mà người cho người mắc viêm loét dạ dày tá tràng không nên dùng :

  • Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm (do tẩm ướp nhiều gia vị) như thịt cá rán, nướng; thịt quay; thịt, cá ướp muối...
  • Các loại thịt nguội chế biến sẵn: lạp sườn, xúc xích, dăm bông...
  • Những thức ăn cứng, dai gây cọ xát với niêm mạc dạ dày như: rau có nhiều xơ (rau già, măng, rau cần...); thịt nhiều gân, sụn...
  • Gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà muối, hành muối
  • Các loại quả chua
  • Các loại nước có ga, chè, cà phê đặc
  • Bỏ hẳn rượu, thuốc lá
HoiBenh.vn-dieu-tri-viem-loet-da-day-body-4
Bỏ hẳn rượu, bia

Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Hãy khám sức khỏe định kỳ để phát hiện, chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng một cách phù hợp bằng phương pháp theo chỉ định của bác sĩ trước khi có những biến chứng trầm trọng có thể xảy ra.

Xem thêm:

  • Những thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm loét dạ dày
  • Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không
  • Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.