Các phương pháp điều trị bệnh hở van 2 lá

Bài viết được viết bởi ThS.BS Phạm Thành Văn - Trung tâm Tim Mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Hở van 2 lá là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể kiểm soát nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Phác đồ điều trị hở van 2 lá phụ thuộc vào từng trường hợp do mức độ hở, tác động của bệnh, tình trạng sức khỏe của ...

Các phương pháp điều trị bệnh hở van 2 lá Các phương pháp điều trị bệnh hở van 2 lá

Bài viết được viết bởi ThS.BS Phạm Thành Văn - Trung tâm Tim Mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Hở van 2 lá là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể kiểm soát nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Phác đồ điều trị hở van 2 lá phụ thuộc vào từng trường hợp do mức độ hở, tác động của bệnh, tình trạng sức khỏe của mỗi người là khác nhau.

1. Bệnh hở van 2 lá có nguy hiểm không?

Hở van 2 lá là tình trạng van hai lá không đóng khít. Thông thường, máu từ tim sẽ được bơm ra hệ tuần hoàn, nhưng với người hở van 2 lá, máu sẽ từ khe hở trào ngược trở lại tâm nhĩ trái gây ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch. Hở van 2 là (HoHL) là bệnh khá thường gặp, thường chia thành hai loại: HoHL thực tổn (do thấp tim, viêm nội tâm mạc, biến chứng của nhồi máu cơ tim...) hoặc HoHL cơ năng (do giãn buồng thất trái...).

Phác đồ điều trị hở van 2 lá
Hở van 2 lá khiến máu chảy ngược về tim

Mức độ hở van càng lớn, các triệu chứng đi kèm càng nặng thì bệnh càng nguy hiểm. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như: Khó thở, phù phổi, rối loạn chức năng thất trái, rối loạn nhịp tim, rung nhĩ gây huyết khối tắc mạch, suy tim gây tử vong...

  • Hở van 2 lá 1⁄4: Đây là mức độ hở van 2 lá nhẹ. Nếu người bệnh không có triệu chứng gì thì chưa cần phải điều trị. Nếu người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau nhói vùng ngực thì cần phải tiến hành điều trị ngay.
  • Hở van 2 lá 2/4: Khi bị hở van 2 lá mức độ này bạn cần điều trị sớm để bệnh không trở nên nặng thêm.
  • Hở van 2 lá 3⁄4: Đây là mức độ hở van 2 lá nặng, thường đi kèm với các triệu chứng đau thắt ngực, tim đập nhanh, khó thở, đánh trống ngực, người mệt mỏi, ho khan. Người bệnh cần được thăm khám thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Nhiều trường hợp phải thay van tim.
  • Hở van 2 lá 4/4: Tình trạng hở van 2 lá nặng nhất, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cần điều: Sửa, thay van tim hoặc điều trị tích cực.

2. Các phương pháp điều trị bệnh hở van 2 lá

Phác đồ điều trị hở van 2 lá được bác sĩ xây dựng dựa trên: Mức độ hở van, triệu chứng đi kèm, nguyên nhân hở van 2 lá và tình trạng sức khỏe, các bệnh lý đi kèm của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bệnh hở van 2 lá bao gồm:

2.1. Điều trị bằng thuốc

Đối với những bệnh nhân hở van 2 lá mạn tính chưa có triệu chứng lâm sàng thì không có phác đồ điều trị nội khoa cụ thể, cũng không có thử nghiệm lâm sàng nào để đánh giá về hiệu quả của điều trị nội khoa bằng các thuốc dãn mạch. Nếu không có tăng huyết áp thì chưa có chỉ định để dùng thuốc dãn mạch hay ức chế men chuyển ở những bệnh nhân hở hai lá chưa có triệu chứng, chức năng thất trái còn bù. Tuy nhiên với nhóm hở van 2 lá cơ năng hoặc do bệnh tim thiếu máu cục bộ, thì điều trị giảm tiền gánh cũng có tác dụng.

Bệnh nhân hở van 2 lá khi có rối loạn chức năng tâm thu thất trái được điều trị rối loạn chức năng tâm thu thất trái bằng một số thuốc hay tạo nhịp hai buồng thất... đều làm giảm độ nặng của hở hai lá cơ năng.

Phác đồ điều trị hở van 2 lá
Điều trị nội khoa phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

2.2. Phẫu thuật thay van 2 lá

Phẫu thuật thay van 2 lá là phẫu thuật lớn, mổ mở ngực với chạy máy tim phổi nhân tạo, thường được áp dụng với tình trạng van tim bị tổn thương nặng, người bệnh có các triệu chứng có thể gây nguy hiểm.

Hai loại van thay thế được sử dụng là van cơ họcvan sinh học. Tuy nhiên, mỗi loại van đều có những nhược điểm nhất định.

  • Van cơ học (van làm từ kim loại): Khi thay van cơ học, người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống đông kháng vitamin K suốt đời, nhiều nguy cơ chảy máu
  • Van sinh học (van làm từ các sản phẩm sinh học như màng tim bò hoặc tim lợn): Hiệu quả hoạt động của van sinh học sẽ giảm dần theo thời gian.

2.3. Phẫu thuật sửa van 2 lá

Là phẫu thuật giúp van 2 lá đóng kín, phục hồi chức năng van 2 lá, bảo tồn chức năng cơ tim, hạn chế các nhược điểm của phẫu thuật thay van hai lá. Đây là phẫu thuật phức tạp hơn phẫu thuật thay van hai lá, đòi hỏi các loại máy móc hiện đại và yêu cầu cao về tay nghề chuyên môn.

2.4. Sửa van 2 lá qua ống thông (Mitra-clip)

Sửa van 2 lá qua đường ống thông (Mitra-clip): Phương pháp điều trị bệnh van 2 lá này của Vinmec được đánh giá rất cao với tỉ lệ thành công trên toàn thế giới lên đến 95%, tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật là rất thấp. Không phải mổ mở ngực, mà các bác sĩ chỉ dùng ống thông, qua mạch máu đưa dụng cụ vào tim để kẹp van hai lá.

3. Vì sao nên điều trị hở van 2 lá tại Vinmec Times City

Phác đồ điều trị hở van 2 lá
Điều trị hở van tim 2 lá tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

  • Chi phí thấp: Ở Việt Nam có một vài cơ sở y tế thực hiện sửa van 2 lá qua đường ống thông Mitra-clip. Tuy nhiên chi phí rất cao. Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được Quỹ thiện tâm hỗ trợ, giúp người bệnh có thể điều trị hở 2 van lá với giá thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung.
  • Cơ sở vật chất hiện đại: Phẫu thuật sửa van 2 lá của Vinmec được thực hiện tại phòng mổ Hybrid với các thiết bị tối tân như bàn mổ hiện đại đi kèm máy chụp mạch DSA, máy gây mê tích hợp các phần mềm theo dõi huyết động bệnh nhân một cách chặt chẽ nhất (hệ thống PiCCO, entropy,...), giúp quá trình phẫu thuật ít xâm lấn nhất, an toàn, người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
  • Các bác sĩ tham gia thực hiện kỹ thuật này gồm: GS. Võ Thành Nhân, Ths. Phạm Thành Văn, Ths. Nguyễn Văn Phong, Ths. Lê Đức Hiệp tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đều có chuyên môn cao, được đào tạo và hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ chuyên gia nước ngoài.
  • Thời gian hồi phục nhanh chóng, với kỹ thuật sửa van 2 lá qua đường ống thông (Mitra-clip) cùng các trang thiết bị hiện đại, bác sĩ tay nghề cao tại Vinmec, trung bình người bệnh chỉ cần nằm viện 3 ngày, sau đó có thể sinh hoạt bình thường.

Nguồn: Vinmec.com

XEM THÊM:

  • Bệnh hở van hai lá
  • Làm sao để phát hiện và chữa trị chứng rối loạn nhịp tim?
  • Hở van động mạch chủ