Các nguy cơ về sức khỏe của trẻ sinh non 26 tuần tuổi

Sinh non có nghĩa là trường hợp trẻ chào đời sớm hơn dự định. Khi trẻ ra đời trước ngày dự sinh từ 3 tuần trở lên, tương ứng với tuần thai thứ 37 đổ về trước, được gọi là sinh non. Đặc biệt nếu trẻ sinh non 26 tuần tuổi thì được coi là sinh cực non.

Các nguy cơ về sức khỏe của trẻ sinh non 26 tuần tuổi Các nguy cơ về sức khỏe của trẻ sinh non 26 tuần tuổi

Sinh non có nghĩa là trường hợp trẻ chào đời sớm hơn dự định. Khi trẻ ra đời trước ngày dự sinh từ 3 tuần trở lên, tương ứng với tuần thai thứ 37 đổ về trước, được gọi là sinh non. Đặc biệt nếu trẻ sinh non 26 tuần tuổi thì được coi là sinh cực non.

Thông thường, các trẻ sinh non được phân làm 3 nhóm:

  • Sinh cực non: Bé được sinh trước tuần thai thứ 26
  • Sinh non: Bé ra đời trong khoảng tuần thai thứ 32-35
  • Non muộn: Bé ra đời trong khoảng tuần thai thứ 35-37

Hiện nay, tỷ lệ trẻ sinh non 26 tuần tuổi là rất thấp, theo thống kê chỉ dưới 1%. Tuy nhiên đây lại là các trường hợp rất phức tạp và dễ gặp các biến chứng nhất. Vậy khi bé sinh ra ở trường hợp sinh cực non, sinh vào tuần thai thứ 26 sẽ nguy hiểm như thế nào đối với sự phát triển của bé.

Nguyên nhân gây sinh non

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng sinh non hiện nay.

Về phía nguyên nhân từ người mẹ có thể kể đến những nguyên nhân sau:

  • Tình trạng cân nặng của người mẹ: quá nặng cân hoặc quá gầy yếu trước khi mang thai.
  • Người mẹ không được chăm sóc về sức khỏe tốt.
  • Độ tuổi mang thai quá trẻ (dưới 15) hoặc quá lớn tuổi (trên 40).
  • Uống rượu, hút thuốc hoặc dùng chất kích thích khi đang mang thai
  • Người mẹ gặp những vấn đề về sức khoẻ như cao huyết áp, tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc bệnh truyền nhiễm.
  • Tâm lý có những biến đổi tiêu cực khi mang thai: stress, trầm cảm.
  • Do di truyền.
vicare.vn-nguy-co-cua-tre-sinh-non-26-tuan-tuoi-body-1

Những nguy hiểm của việc trẻ sinh non 26 tuần tuổi

Thể trạng

Đa số các bé sinh ra ở 26 tuần tuổi sẽ rơi vào tình trạng thiếu cân nghiêm trọng (thể trạng các bé thường sẽ dưới 1kg).

Thân nhiệt

Với những trẻ sinh non 26 tuần tuổi, chức năng điều hòa thân nhiệt bị rối loạn. Nguyên nhân là do trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não của trẻ còn non yếu, trương lực cơ yếu, diện tích da lớn hơn so với cân nặng, lớp mỡ dưới da kém phát triển, dễ mất nhiệt.

Vấn đề về da

Một vấn đề hay gặp của trẻ ở trường hợp này là hiện tượng vàng da. Vàng da có đặc điểm là vàng da và vàng mắt xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị vỡ và sản phẩm là một chất màu vàng có tên là bilirubin sẽ tràn lan khắp cơ thể. Sau khi sinh, hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể chuyển hóa bilirubin một cách dễ dàng và thải qua phân trước khi bilirubin tích tụ quá nhiều. Vì trẻ sơ sinh non 26 tuần tuổi có các cơ quan phát triển kém hơn, nên bilirubin thường khó chuyển hóa hơn. Nếu các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn lượng bilirubin không được chuyển hóa, có thể dẫn đến sự tích tụ nghiêm trọng gọi là tăng bilirubin máu. Nếu không được kiểm soát, mức bilirubin cao quá mức có thể gây ra một dạng tổn thương não nghiêm trọng gọi là vàng da nhân não.

Hệ hô hấp

Các trẻ sinh ra đủ tháng thường đáp lại các vị bác sĩ bằng một tiếng khóc vang dội thì những trẻ ở 26 tuần tuổi này lại có khuynh hướng mắt nhắm chặt và thường trẻ không có lông mi. Có trường hợp trẻ sẽ khóc yếu hoặc cần sự tác động của bác sĩ trẻ mới cất được tiếng khóc chào đời. Song song với đó, các trẻ ở trường hợp này rất dễ lâm vào tình trạng suy hô hấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự thiếu hụt hoạt tố sunfactan – một chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra. Việc thiếu hụt sunfactan sẽ gây ra triệu chứng trẻ bị tím tái, thở gắng sức, phải hỗ trợ máy, nếu trẻ khó thở nặng có thể dẫn đến tử vong.

Hệ tiêu hóa

Hầu hết các trẻ sinh non rất dễ bị rối loạn tiêu hóa vì thể tích dạ dày của trẻ còn rất nhỏ, rất khó hấp thu các chất dinh dưỡng và các men tiêu hóa thì còn thiếu. Rối loạn tiêu hóa ở bé sinh non có thể gây biến chứng viêm ruột hoại tử.

Hệ tim mạch

Huyết áp thấp và mạch máu không đủ khỏe để duy trì lưu lượng máu trong cơ thể trẻ ở mức bình thường là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý dị tật tim ở trẻ sinh non 26 tuần tuổi.

vicare.vn-nguy-co-cua-tre-sinh-non-26-tuan-tuoi-body-2

Thị giác và thính giác

  • Thị giác: Trẻ sinh non 26 tuần tuổi dễ bị mắc bệnh võng mạc (ROP). Mắt của trẻ bắt đầu phát triển vào khoảng tuần thai kỳ thứ 16, khi các mạch máu của võng mạc bắt đầu hình thành ở dây thần kinh thị giác nằm ở mặt sau của mắt. Các mạch máu phát triển dần dần về phía các cạnh của võng mạc đang phát triển, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Trong 12 tuần thai kỳ cuối, mắt phát triển nhanh chóng. Nếu em bé sinh đủ tháng thì mạch máu võng mạc gần như phát triển hoàn chỉnh (võng mạc thường ngưng phát triển một vài tuần tới một tháng sau khi sinh). Nếu trẻ sinh non ở 26 tuần tuổi thì trước khi các mạch máu đến các cạnh của võng mạc, mạch máu có thể ngừng phát triển. Các cạnh của võng mạc ngoại vi có thể không nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng. Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là một bệnh nguy hiểm vì có thể gây mù.
  • Thính giác: Sự phát triển chưa hoàn thiện của võ não thính giác – một vùng não cần thiết để nghe âm thanh là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ. Điều này có liên quan mật thiết đến việc giao tiếp của trẻ sau này.

Hệ miễn dịch của trẻ

Trẻ sinh non 26 tuần có hệ miễn dịch rất yếu, nên cần lưu ý vì trẻ rất dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh khác. Ngoài ra, cần chú ý đảm bảo bé luôn được giữ ấm. Nhiệt độ cơ thể của bé cần rơi vào khoảng 36,5 – 37 độ C.

Não bộ

Não bộ là một bộ phận quan trọng trong cơ thể người. Trường hợp bé sinh non 26 tuần tuổi sẽ rất dễ gặp các bệnh về não do lưu thông máu bất thường và hệ thần kinh kém phát triển, chưa hoàn thiện. Những căn bệnh về não thường gặp có thể kể đến như: Xuất huyết não, bại não,...

Việc sinh non trẻ ở tuần thứ 26 có rất nhiều nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy cần có những biện pháp kịp thời và thận trọng để chăm sóc trẻ ở trong trường hợp này.

Xem thêm:

  • Giải đáp thắc mặc trẻ sinh non mấy tháng thì nuôi được?
  • Những hành trang chăm sóc trẻ sinh non ba mẹ cần "nằm lòng”
  • Loại sữa non nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh?