Các mức độ của bệnh gan nhiễm mỡ - cần biết để có phương pháp điều trị phù hợp

Gan nhiễm mỡ được coi là căn bệnh của thời hiện đại với 20% đến 30% dân số bị mắc bệnh (theo các cuộc điều tra dịch tễ không đầy đủ). Ở các giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn.

Các mức độ của bệnh gan nhiễm mỡ - cần biết để có phương pháp điều trị phù hợp Các mức độ của bệnh gan nhiễm mỡ - cần biết để có phương pháp điều trị phù hợp

1. Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan, mỡ chiếm ít nhất từ 5% đến 10% trọng lượng của gan. Trong khi ở người bình thường, con số này chỉ dao động từ 2% đến 4%.

Gan giống như một chiếc máy lọc không khí trong cơ thể của mỗi người. Hầu như tất cả những gì chúng ta ăn uống vào, gan đều xử lý đồng thời lọc cả các chất độc trong máu. Do vậy một trong những nguyên nhân chính khiến gan bị nhiễm mỡ chính là lối sống không lành mạnh. Thói quen ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, uống nhiều bia rượu... luôn tiềm tàng nguy cơ khiến gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây nên bệnh như: béo phì, mỡ máu cao, tiểu đường gen di truyền,...

Để phòng bệnh gan nhiễm mỡ chúng ta nên có thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều độ, tập thể dục thường xuyên, hạn chế uống bia rượu, không để cân nặng tăng cao quá mức dẫn đến béo phì, một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh gan nhiễm mỡ.

vicare.vn-cac-muc-do-cua-benh-gan-nhiem-mo-can-biet-de-co-phuong-phap-dieu-tri-phu-hop-body-1

2. Các mức độ của bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ gồm 3 cấp độ: cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3. Mỗi cấp độ có một đặc điểm khác nhau, hình thức thể hiện bệnh cũng khác nhau. Theo các chuyên gia, cấp độ 3 được coi là cấp độ nguy hiểm nhất. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Gan nhiễm mỡ cấp độ 1

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh gan nhiễm mỡ. Ở giai đoạn này, bệnh vẫn ở mức độ nhẹ, lành tình không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hoạt động hàng ngày. Biểu hiện bệnh không rõ ràng nên rất khó phát hiện ra nếu không đến các cơ sở y tế để thăm khám. Do đó, lượng mỡ tích tụ trong gan tăng dần lên một cách âm thầm mà nhiều người không hề biết. Kupffer sẽ được kích hoạt khi lượng gan trong mỡ tăng làm giảm khả năng ly giải chất béo nhưng lại phóng thích các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β,...khiến các tế bào gan bị tổn thương, suy thoái có thể gây nên xơ gan, u gan.

Kết quả siêu âm ở giai đoạn này sẽ cho thấy độ hồi âm ở nhu mô gan lan tỏa nhẹ, khả năng xác định tĩnh mạch và cơ hoành trong gan vẫn được duy trì nhưng khả năng hút âm thấp.

Giai đoạn 2: Gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Khi bệnh gan nhiễm mỡ không được phát hiện sớm ở giai đoạn 1 hoặc bệnh không gây ảnh hưởng nhiều nên bệnh nhân không chú ý, bệnh sẽ có khả năng tiến triển sang mức độ 2 cao hơn. Ở giai đoạn này, kết quả siêu âm gan cho thấy: các mô mỡ lan rộng trên nhu mô gan, cơ hoành và các bờ tĩnh mạch trong gan khó xác định do đã bị suy giảm. Biểu hiện bệnh cũng không rõ ràng chỉ dừng lại ở các triệu chứng bụng ấm ách, khó chịu khiến nhiều người lầm tưởng mình gặp vấn đề về tiêu hóa. Những người thường xuyên uống bia, rượu, chất kích thích, ăn uống không ngon miệng hay có vấn đề gì đó về sức khỏe thường xuyên đi khám mới có thể phát hiện ra bệnh.

Giai đoạn 3: Gan nhiễm mỡ cấp độ 3

Giai đoạn 3 là giai đoạn cuối của bệnh gan nhiễm mỡ. Qua kết quả siêu âm, gan sẽ có một số đặc điểm nổi bật như: nhu mô gan bị sưng, tổn thương nghiêm trọng, cơ hoành và các bờ tĩnh mạch trong gan không còn xác định được nữa. Triệu chứng của bệnh ở giai đoạn 3 cũng trở nên rõ ràng và dễ nhận biết hơn cả: chán ăn, buồn nôn, vàng da, đau bụng...Do gan đã bị tổn thương nghiêm trọng nên kỳ vọng gan hồi phục lại như cũ sẽ rất khó khăn và cần nhiều thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ sẽ gây nên ung thư gan đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

vicare.vn-cac-muc-do-cua-benh-gan-nhiem-mo-can-biet-de-co-phuong-phap-dieu-tri-phu-hop-body-2

3. Cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Hiện nay, trên thị trường chưa có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu gan nhiễm mỡ đang ở cấp độ 1 và cấp độ 2, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với cấp độ 3. Tuy nhiên, xét về tổng thể, điều trị gan nhiễm mỡ có 2 phương pháp phổ biến sau đây:

Dùng thuốc tây theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong từng giai đoạn, gồm có:

  • Thuốc phosphatidyl choline giúp bổ sung choline có tác dụng giúp người bệnh giảm thiểu những triệu chứng và tổn thương do gan nhiễm mỡ gây ra.
  • Acid amin cung cấp protit, có chức năng làm hạn chế quá trình tự tổng hợp của gan, làm giảm lượng mỡ được tích tụ trong gan.
  • Các loại vitamin có chức năng tăng cường chức năng cũng như hoạt động của lá gan. Trong đó, vitamin E có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hình thành của mỡ ở gan, giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh là yếu tố quyết định đến việc bệnh nhân có chữa khỏi gan nhiễm mỡ hay không. Do vậy, bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ cần:

  • Chế độ ăn uống: nhiều rau xanh giúp cung cấp vitamin cho gan, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật, không ăn thức ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ, không uống bia rượu.
  • Không thức quá khuya, ngủ đủ 7 đến 8 tiếng một ngày.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
  • Không để bị stress kéo dài, nên sắp xếp thời gian giữ công việc và nghỉ ngơi cho hợp lý, tránh làm việc quá nhiều.

Quan trọng, trước khi bệnh nhân uống bất cứ loại thuốc gì, thay đổi chế độ sinh hoạt cần có sự tư vấn của bác sĩ chứ không nên tự ý điều trị gan nhiễm mỡ tại nhà.

Gan nhiễm mỡ sẽ không gây nên những tổn thương vĩnh viễn ở lá gan và gan có thể tự hồi phục trong quá trình điều trị bệnh nếu chúng ta tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, sinh hoạt sống lành mạnh, cân bằng.

Xem thêm:

  • Phòng bệnh gan nhiễm mỡ: Căn bệnh ngày một gia tăng
  • Những thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
  • Chữa gan nhiễm mỡ bằng thuốc nam