Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cần tránh nếu bạn chuẩn bị mang thai hoặc đang có thai

Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh điều trị bệnh thì các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cần tránh cũng là điều mà các chị em đang có thai hoặc chuẩn bị mang thai rất quan tâm. Dưới đây, HoiBenh sẽ chia sẻ với bạn đọc về những loại thuốc đó.

Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cần tránh nếu bạn chuẩn bị mang thai hoặc đang có thai Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cần tránh nếu bạn chuẩn bị mang thai hoặc đang có thai

Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh điều trị bệnh thì các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cần tránh cũng là điều mà các chị em đang có thai hoặc chuẩn bị mang thai rất quan tâm. Dưới đây, HoiBenh sẽ chia sẻ với bạn đọc về những loại thuốc đó.

Tiêu chí xác định bà bầu bị tăng huyết áp

Tiến hành đo huyết áp sẽ cho chúng ta biết áp lực máu trong động mạch là bao nhiêu. Khi đo, sẽ có 2 chỉ số: thứ nhất, chỉ số lớn hơn (tâm thu) chính là áp lực máu khi tim bơm máu, thứ hai, chỉ số nhỏ hơn (tâm trương) chính là áp lực máu khi tim nghỉ ngơi và được đổ đầy máu.

Phụ nữ mang thai trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ có huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg được coi là cao huyết áp.

Tình trạng bà bầu bị tăng huyết áp có thể chia làm ba nhóm:

  • Cao huyết áp mãn tính: tình trạng cao huyết áp đã xảy ra từ trước khi có thai, nhưng nhiều lúc chỉ được biết đến khi đi khám thai định kỳ.
  • Tiền sản giật: Tiền sản giật thường xảy ra ở sau tuần thứ 20 của thai kỳ, tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con, với các biểu hiện: cao huyết áp, phù, protein niệu...
  • Cao huyết áp đơn thuần: cũng thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ nhưng không có các biểu hiện của tiền sản giật. Tình trạng này thường không cần phải điều trị: huyết áp của phụ nữ có thai sẽ trở về bình thường sau khi sinh con.
vicare.vn-cac-loai-thuoc-dieu-tri-tang-huyet-ap-can-tranh-neu-ban-chuan-bi-mang-thai-hoac-dang-co-thai-body-1

Bà bầu bị tăng huyết áp nguy hiểm thế nào?

Ở giai đoạn mang thai, chị em sẽ có các thay đổi sinh lý về tim mạch như nhịp tim tăng nhanh, tăng lượng máu, một số bộ phận cơ thể tăng sinh mạch máu, cần lượng máu đi qua nhiều hơn như vú, tử cung, nhau thai... nên phải được theo dõi huyết áp thường xuyên, đặc biệt là khi thai từ 20 tuần tuổi, nếu không có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị tăng huyết áp đi kèm với bệnh tim sẽ dẫn đến suy tim, cản trở chức năng cầm máu. Đồng thời, chức năng của thận cũng bị suy giảm dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan, nội tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông làm ảnh hưởng lớn nhất đến hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong.

Người mẹ bị tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng mẹ. Cụ thể, huyết áp cao khiến máu ít lưu thông qua nhau thai hơn, cung cấp ít oxy và dưỡng chất hơn cho em bé đang lớn. Vì thế, thai nhi có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở hoặc chết do thiếu máu cục bộ hoặc sinh thiếu tháng.

Như vây, bà bầu bị tăng huyết áp là rất nguy hiểm, việc theo dõi huyết áp thường xuyên, điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ, tránh sử dụng những loại thuốc điều trị tăng huyết áp được khuyến cáo trong giai đoạn nhạy cảm này là điều rất cần thiết.

Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cần tránh nếu bạn chuẩn bị mang thai hoặc đang có thai

Đối với những phụ nữ đang chuẩn bị mang thai hay đang có thai cần tránh các loại thuốc điều trị tăng huyết áp như:

  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển như captopril, enalapril... chống chỉ định vì gây dị tật trong 3 tháng đầu thai kỳ. Rối loạn chức năng thận bào thai, thiểu ối và giảm sản xương sọ trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Nhóm thuốc ức chế angiotensin II tại receptor như losartan, irbesartan... chống chỉ định vì gây dị tật trong 3 tháng đầu thai kỳ. Rối loạn chức năng thận bào thai và thiểu ối trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Nhóm thuốc lợi tiểu như Furosemid, Hydrochloro thiazid... tránh dùng vì gây rối loạn chất điện giải ở thai nhi, giảm thể tích máu ở mẹ.
  • Thuốc ức chế thụ thể beta (trừ labetalol và oxprenolol): tránh dùng vì gây chậm nhịp tim thai nhi. Sử dụng atenolol lâu dài có liên quan với thai chậm tăng trưởng trong tử cung.
  • Nhóm thuốc đối kháng canxi như nifedipin, amlodipin... (trừ nifedipine): tránh dùng vì gây hạ huyết áp ở mẹ và tình trạng thiếu oxy ở thai nhi.
vicare.vn-cac-loai-thuoc-dieu-tri-tang-huyet-ap-can-tranh-neu-ban-chuan-bi-mang-thai-hoac-dang-co-thai-body-2

Loại thuốc trị huyết áp cao được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang chuẩn bị mang thai

Các thuốc điều trị tăng huyết áp sau đây là những thuốc được ưu tiên chọn lựa hàng đầu trong điều trị cao huyết áp cho phụ nữ có thai, hoặc chuẩn bị có thai do những thuốc này có tính an toàn, không gây những tác hại cho thai nhi và thai phụ.

  • Methyldopa (aldomet): thuốc điều trị tăng huyết áp tác động trên hệ thần kinh trung ương; được chỉ định điều trị cao huyết áp và cao huyết áp ở phụ nữ có thai. Thuốc thường ở dạng viên với hàm lượng 250mg hoặc 500mg.
  • Labetalol (trandate): thuốc điều trị tăng huyết áp chẹn đồng thời ức chế thụ thể ở mạch ngoại vi, làm giảm sức cản ngoại vi gây hạ huyết áp.Thuốc dùng an toàn cho phụ nữ có thai. Thuốc có thể trình bày ở dạng viên thường với hàm lượng 100mg hoặc 200mg hay ở dạng thuốc tiêm.
  • Hydralazin (Apresoline): là loại thuốc giãn mạch và giảm sức cản ngoại vi nên có tác dụng hạ huyết áp. Thường dùng dưới dạng thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch trong điều trị cao huyết áp cấp ở phụ nữ có thai.

Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai

Khi mang thai, các mẹ cần phải khám thai định kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai (cao huyết áp mãn tính) phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.

Cao huyết áp đơn thuần không có các biểu hiện của tiền sản giật cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi khám thai, tuân thủ chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.

Cao huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp, protein niệu, phù) phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không có kết quả phải mổ lấy thai sớm vì quyền lợi và sức khỏe của mẹ.

Cách phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm, thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp của mình trước khi có thai. Ngoài ra, phụ nữ chuẩn bị hay đang mang thai bị cao huyết áp cần duy trì một chế độ ăn thích hợp, bên cạnh theo chế độ riêng, cần ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích...

Xem thêm:

  • Chuẩn bị mang thai phụ nữ nên uống thuốc gì?
  • Lưu ý về sử dụng thuốc điều trị động kinh khi mang thai
  • Khi mang thai có dùng được thuốc nhỏ mắt hay không?