Các loại thực phẩm ít béo mà bạn nên biết
Việc quan tâm đến lượng chất béo mà bạn nạp vào cơ thể là cực kì quan trọng: những khẩu phẩn ăn có lượng chất béo cao thường chứa rất nhiều năng lượng và có thể khiến chúng ta tăng cân rất nhanh. Cùng một lượng như nhau, chất béo chứa nhiều năng lượng hơn hẳn chất bột hoặc đạm, nhưng quan trọng hơn là bạn nên biết rằng không phải ít béo thì có nghĩa là ít năng lượng. Sẽ có ...
Các loại thực phẩm ít béo mà bạn nên biết
Việc quan tâm đến lượng chất béo mà bạn nạp vào cơ thể là cực kì quan trọng: những khẩu phẩn ăn có lượng chất béo cao thường chứa rất nhiều năng lượng và có thể khiến chúng ta tăng cân rất nhanh. Cùng một lượng như nhau, chất béo chứa nhiều năng lượng hơn hẳn chất bột hoặc đạm, nhưng quan trọng hơn là bạn nên biết rằng không phải ít béo thì có nghĩa là ít năng lượng.
Sẽ có một quy luật chung khi bạn đọc trên nhãn mác của các loại thực phẩm: cứ mỗi 100 calo, nếu sản phẩm đấy có 3 gram chất béo hoặc ít hơn thì nó là sản phẩm ít béo. Điều này có nghĩa rằng lượng calo trong sản phẩm đến từ chất béo là khoảng dưới 30%.
Năng lượng của những thực phẩm như bơ thực vật, mayonnaise và một số nước dùng trộn salad, phần lớn đều từ các loại chất béo có thành phần độ béo ít hơn so với những thức ăn được gọi là “nhẹ” bình thường. Những thực phẩm này thường không cần phải đạt tiêu chuẩn như phải cắt bỏ 30% năng lượng từ chất béo để được xác nhận là thực phẩm ít béo. (Bạn có thể xem “Những thực phẩm khác” ở dưới đây)
Thức ăn ít béo từ:
Sữa và những sản phẩm từ sữa
- Sữa chua ít béo (1%) hoặc không béo (tách béo), phô mai, hoặc sữa
- Kem, nước trái cây, kem gelatin và sữa chua đông không béo hoặc ít béo.
- Phô mai Pháp không béo, kem phô mai hoặc kem phô mai không béo
- Phô mai Mỹ không béo hoặc những loại phô mai không béo khác.
Cá, thịt, gia cầm và các loại sản phẩm đạm khác
- Lòng trắng trứng hoặc chế phẩm thay thế trứng
- Cua, cá trắng, tôm và rong biển sáng màu (được đóng gói trong nước)
- Thịt bê, gà và ức gà Tây (bỏ da) và thịt nạc của các loại khác – hong khô, nướng hoặc nấu bằng những phương pháp không thêm chất béo.
- Phần nạc bò như bò băm hoặc thịt ức gà Tây băm nhuyễn .
- Đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng nấu chín (hoặc đóng hộp) mà không có chất béo hoặc thịt mỡ (lượng hạt và ngũ cốc được thêm vào hàng ngày sẽ giúp bạn hoàn thiện lượng đạm cần thiết)
Hạt, ngũ cốc và bánh mỳ
- Ngũ cốc nóng (yến mạch hoặc kiều mạch) và ngũ cốc lạnh (ngoại trừ loại granola)
- Gạo hoặc mì (xem kỹ chất béo trong phần nước dùng mà bạn thêm vào)
- Bánh bì, bánh pita, bánh xốp kiểu Anh
- Bánh mì và bánh ít béo
- Bánh mềm – làm từ bột bắp hoặc lúa mì
- Bánh nướng, bánh nướng xốp kiểu Anh hoặc bánh mì tròn với thạch hoặc mật ong (không bơ)
- Bánh qui, bánh ngọt hoặc bánh cắt lát
Trái cây và rau củ
- Trái cây và nước ép, táo bằm.
- Rau củ và nước ép rau củ (tất nhiên, hãy nhìn vào mức độ béo trong đó mà bạn có thể thêm vào cơ thể mình trước khi dùng)
Snacks và đồ ngọt
- Bánh pudding Đan Mạch và bánh trái cây
- Bánh kẹp Vanilla wafers và bánh cookies gừng
- Gelatin
- Bánh Angel food
- Puddings làm từ sữa tách béo
- Chip nướng, ngô hoặc khoai tây
- Bắp rang ít béo
- Kẹo cứng và kẹo thạch
Những thực phẩm khác
- Súp canh làm từ rau củ
- Nước sốt, bánh pudding hoặc shakes làm từ sữa tách béo
- Sốt salsa
- Mù tạt
Những thực phẩm này cung cấp lượng chất béo bằng một nửa hoặc ít hơn so với những loại thực phẩm bình thường, nhưng hầu hết năng lượng của nó đều từ chất béo. Do đó chúng ta chỉ nên sử dụng với lượng nhỏ cho chế độ ăn ít béo:
- Bơ thực vật nhẹ và mayonnaise
- Nước sốt salad không béo hoặc không calo
Nguồn: Cancer