Các loại kem chữa hăm tã hiệu quả mẹ nên tham khảo

Giai đoạn đầu làn da của bé cực kì nhạy cảm, dễ bị các triệu chứng dị ứng da, đặc biệt khi mẹ cho bé dùng bỉm hoặc tã giấy, da của bé có thể thường xuyên bị hăm tã. Hiểu được lo lắng của mẹ, HoiBenh sẽ cung cấp thông tin về một số loại kem chữa hăm tã hiệu quả cho trẻ được bác sĩ khuyên dùng.

Các loại kem chữa hăm tã hiệu quả mẹ nên tham khảo Các loại kem chữa hăm tã hiệu quả mẹ nên tham khảo

Giai đoạn đầu làn da của bé cực kì nhạy cảm, dễ bị các triệu chứng dị ứng da, đặc biệt khi mẹ cho bé dùng bỉm hoặc tã giấy, da của bé có thể thường xuyên bị hăm tã. Hiểu được lo lắng của mẹ, HoiBenh sẽ cung cấp thông tin về một số loại kem chữa hăm tã hiệu quả cho trẻ được bác sĩ khuyên dùng.

1. Kem chống hăm tã Desitin

Đây là loại kem của hãng Johnson & Johnson, xuất xứ từ Mỹ. Kem có chứa kẽm oxit chống ẩm ướt để giữ cho làn da của bé luôn khô ráo. Có chứa đến 40% kẽm oxit nên Desitin có khả năng giúp bé trị hăm hiệu quả sau 12h thoa, giúp cho các tổn thương trên da mau chóng khỏi và còn có tác dụng bảo vệ làn da của bé, hạn chế các triệu chứng bị tái phát.

Với loại kem này có cả kem trị hăm Desitin và kem chống hăm nên mẹ cần lưu ý xem nên cho bé dùng loại nào trước. Nếu bé đang bị hăm thì nên để bé dùng loại trị hăm (Desitin màu tím) trước.

Chú ý: Kem chỉ dùng được ngoài da, không sử dụng khi bị bỏng nặng, vết thương sâu hoặc do côn trùng cắn.

Desitin là loại kem chữa hăm tã hiệu quả được các mẹ dùng nhiều hiện nay nên các mẹ có thể tìm hiểu và tin dùng.
vicare.vn-cac-loai-kem-chua-ham-ta-hieu-qua-me-nen-tham-khao-body-1

2. Kem trị hăm Mitosyl

Đây là loại kem được sản xuất bởi thương hiệu Sanofi Aventis, có nguồn gốc xuất xứ từ Pháp. Kem có tác dụng điều trị vết bỏng nông, vết côn trùng cắn và đặc biệt trị phát ban do hăm tã. Về thành phần, loại kem này bao gồm dầu gan cá, kẽm oxit, vitamin A, và dầu Geranium, Vaseline, mỡ lông cừu. Cũng giống như kem Detisin, do trong thành phần của Mitosyl có chứa kẽm oxit nên có khả năng điều trị hăm tã.

Lưu ý: kem chỉ được dùng 6 tháng sau khi mở nắp. Kem không có tác dụng phòng hăm tã, vết thương nhiễm trùng rỉ nước. Mẹ lưu ý không nên dùng khi bé dị ứng với các thành phần salicylate, mỡ lông cừu hay các hoạt chất khác.

3. Kem trị hăm A+D

Đây là loại kem được nhập khẩu từ Mỹ, sản xuất tại Canada. Thành phần bao gồm vitamin A, D và lanolin và rất thích hợp để sử dụng hàng ngày, phù hợp với làn da nhạy cảm của cho bé. Lanolin (15,5%) có trong kem giúp điều trị các vùng da bị hăm rất hiệu quả với thời gian điều trị kéo dài chỉ trong 7 ngày. Ngoài ra, thành phần chính thứ 2 là Petrolatum (53.4%) giúp tạo lên một lớp màn bảo vệ làn da nhạy cảm của bé giúp bé không bị tác động của vi khuẩn làm bé bị hăm tã. Kem trị hăm A+D là loại kem chữa hăm tã hiệu quả nằm trong top đầu những danh sách các loại kem trị hăm bác sĩ khuyên dùng nên mẹ có thể tham khảo.
vicare.vn-cac-loai-kem-chua-ham-ta-hieu-qua-me-nen-tham-khao-body-2

4. Kem chống hăm Bubchen

Với những ai yêu các sản phẩm từ tự nhiên thì Bubchen là lựa chọn sáng suốt. Sản phẩm này được sản xuất và nhập khẩu từ Đức. Thành phần chính của loại kem này là tinh dầu hoa cúc có tác dụng giữ ẩm và diệt khuẩn, vì được làm từ tinh dầu hoa cúc nên kem mát, dễ thấm, không nhờn và không bóng dầu. Đây cũng là loại kem chữa hăm tã hiệu quả ở trẻ được các mẹ tin dùng.

5. Kem trị hăm Mustela dạng xịt

Lại là một nhãn hiệu đến từ nước Pháp. Theo kiểm nghiệm của chuyên gia y tế, trong kem có màng chắn kẽm oxit, vitamin F nên có tác dụng bảo vệ da, làm mất vùng da tấy đỏ, giảm các triệu chứng ngứa/ rát da nhờ vitaminh B5. Đồng thời trong kem có tinh chất quả bơ nên còn có thể giúp da bé mịn màng. Theo kiểm chứng, kem này có tác dụng làm mất mẩn đỏ sau 5 ngày, khô da sau 2 ngày và thích ứng cao với da.

Ngoài ra còn có rất nhiều loại kem chữa hăm tã hiệu quả khác trên thị trường có xuất xứ từ Nhật Bản, Pháp, Mỹ,... có chất lượng được các mẹ chia sẻ rất nhiều. HoiBenh liệt kê ra 5 loại kem chữa hăm tã được các bác sĩ khuyên dùng và trên thực tế được các mẹ dùng rất nhiều. Với các loại kem này, HoiBenh hi vọng giải quyết được nỗi lo của mẹ mỗi khi bé bị hăm tã hay phát ban.
>>> Xem thêm: 7 loại hăm tã thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách điều trị mẹ thông thái nên biết