Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cơ hình lê là gì?

Cơ hình lê là một cơ dẹt, hình lê nằm xiên ở mông, cạnh bờ trên của khớp háng, có vai trò rất quan trọng trong vận động phần dưới của cơ thể. Cơ hình lê giúp cố định khớp háng, nâng và xoay đùi ra ngoài nên cho phép chúng ta bước đi và duy trì cân bằng cho cơ thể. Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cơ hình lê là gì? Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cơ hình lê là gì?

do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa. Bạn đọc có thể tìm hiểu dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cơ hình lê thông qua bài viết sau

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cơ hình lê

Đau dây thần kinh tọa là triệu chứng điển hình của hội chứng cơ hình lê. Ngoài ra bạn còn có thể mắc các triệu chứng khác, vị trí đau nhức ở mỗi người cũng sẽ không giống nhau.

Một số dấu hiệu phổ biến khác của hội chứng cơ hình lê bao gồm:

  • Ngứa và tê ở mông, có thể kéo dài xuống phía sau chân
  • Đau cơ ở mông, tình trạng nghiêm trọng hơn khi ngồi
  • Khó ngồi thoải mái
  • Đau chân khiến bạn khó hoạt động. Đối với hội chứng cơ hình lê nghiêm trọng, cơn đau ở mông và chân có thể nghiêm trọng đến mức khiến bạn không thể thực hiện các công việc hàng ngày hạn như ngồi trước máy tính, chạy bộ hoặc lái xe.

Chuẩn đoán hội chứng cơ hình lê

Chưa có xét nghiệm chuẩn đoán chính xác hội chứng cơ hình lê, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào lời khai triệu chứng từ bệnh nhân, và các biện pháp thăm khám có sử dụng một loạt các động tác gây đau do căng cơ hình lê hoặc thông qua sự co thắt hoặc giãn cơ hình lê.

Chụp cộng hưởng từ hạt nhân MRI Scan thường là biện pháp được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân khác cũng gây chèn ép dây thần kinh tọa nhưng không do hội chứng cơ hình lê gây ra. MRI Scan cũng là phương pháp duy nhất cho ta hình ảnh đầy đủ vùng cơ hình lê. Hình cộng hưởng từ sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy nếu có chấn thương hoặc viêm cơ hình lê, hoặc đôi khi là để xác định phì đại cơ hình lê hay có cơ hình lê phụ hay không

HoiBenh.vn-cac-dau-hieu-va-trieu-chung-cua-hoi-chung-co-hinh-le-la-gi-body-2
Ngứa và tê ở mông, có thể kéo dài xuống phía sau chân

Nguyên nhân của hội chứng cơ hình lê

Các cơ hình lê thường bị kích thích sau thời gian dài không hoạt động hoặc tập thể dục quá sức.

Một số nguyên nhân phổ biến gây hội chứng cơ hình lê bao gồm:

  • Tập thể dục quá sức
  • Vận động mạnh như phải nâng vật nặng
  • Chạy và thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến chân như leo cầu thang
  • Ngồi trong thời gian dài

Một số chấn thương cũng có thể làm tổn thương cơ như

  • Xoay hông đột ngột
  • Tai nạn té ngã hay tổn thương trong lúc chơi thể thao
  • Tai nạn xe cộ
  • Vết rách sâu đến cơ

Các bệnh lý liên quan đến cơ hình lê như

  • Có cơ hình lê phụ;
  • Phì đại cơ hình lê;
  • Trật cột sống thắt lưng cong ra trước,...
  • Co thắt cơ hình lê
  • Viêm bao hoạt dịch, viêm vùng cơ hình lê...
HoiBenh.vn-cac-dau-hieu-va-trieu-chung-cua-hoi-chung-co-hinh-le-la-gi-body-3
Nguyên nhân của hội chứng cơ hình lê

Điều trị hội chứng cơ hình lê

  • Cố gắng tránh các tư thế gây đau như ngồi, hoặc một hoạt động nhất định nào đó gây đau.
  • Chườm nước đá và chườm nóng có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để giúp giảm sự chèn ép lên dây thần kinh tọa.
  • Một số bác sĩ có thể đề nghị thuốc kháng viêm, giãn cơ, thuốc gây mê hoặc tiêm corticosteroid. Các phương pháp điều trị khác như: iontophoresis có sử dụng một dòng điện nhẹ, và tiêm botulinum toxin (Botox). Sử dụng các thuộc tính gây liệt của botulinum toxin, tiêm Botox giúp giảm đau do giảm căng cơ và giảm chèn ép lên dây thần kinh tọa, một số nghiên cứu cũng dẫn ra hiệu quả của Botox cao hơn corticosteroids.
  • Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị cuối cùng.

Phòng tránh hội chứng cơ hình lê

Tuy tập thể dục đôi khi có thể gây ra hội chứng cơ hình lê, nhưng tập thể dục thường xuyên với mức độ vừa phải sẽ làm giảm nguy cơ mắc hội chứng do cơ bắp cần được tập luyện để tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai. Khi vận động bạn cần:

  • Làm nóng cơ thể và giãn cơ trước khi chạy hoặc tham gia vào các bài tập cần nhiều sức mạnh
  • Nên luyện tập với cường độ tăng dần dần
  • Hạn chế chạy lên và xuống cầu thang hoặc trên bề mặt không bằng phẳng
  • Khi ngồi quá lâu bạn nên đứng dậy và di chuyển xung quanh

Hội chứng cơ hình lê có nguy cơ tái phát cao, do vậy nên thường xuyên tập vật lý trị liệu để tránh tình trạng tái phát.

Xem thêm:

  • Nam giới ăn gì uống gì khi tập thể hình để lên cơ săn chắc khoẻ
  • Đau lưng dưới gần mông liên quan đến những bệnh lý nào?
  • Vì sao thoát vị đĩa đệm gây đau mông?