Các dấu hiệu nào giúp chẩn đoán sớm chuyển dạ sinh non?

Sinh non là điều không 1 phụ nữ mang thai nào mong muốn. Càng nhận biết sớm các dấu hiệu sinh non mẹ càng có thêm cơ hội để ngăn ngừa tình trạng này, giúp thai nhi có thêm cơ hội được ở trong bụng mẹ đủ ngày tháng.

Các dấu hiệu nào giúp chẩn đoán sớm chuyển dạ sinh non? Các dấu hiệu nào giúp chẩn đoán sớm chuyển dạ sinh non?

Sinh non là gì?

Trong y khoa, sinh non được định nghĩa là những trẻ được sinh ra từ hết 22 tuần tới trước khi hết 36 tuần. Sinh cực non là khi thai từ dưới 28 tuần. Sinh rất non là khi thai từ 28 tuần tới 33 tuần 6 ngày. Sinh non muộn là khi thai nhi từ 34 tuần tới 36 tuần 6 ngày.

Trẻ sinh non luôn phải chịu rất nhiều thiệt thời, không chỉ là đối mặt với các vấn đề về sức khỏe mà còn liên quan tới trí tuệ sau này nếu như không được chăm sóc đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết sinh non

vicare.vn-cac-dau-hieu-nao-giup-chan-doan-som-chuyen-da-sinh-non-body-1
  1. Chảy máu âm đạo: Dù ít hoặc nhiều thì các mẹ cũng cần đi kiểm tra sớm.
  2. Cơn gò tử cung: Xuất hiện các cơn gò tử cung, khoảng 10 phút lặp lại 1 lần hoặc thường xuyên hơn.
  3. Đau bụng dưới: Đau quặn ở bụng dưới và đau như khi hành kinh hay rối loạn tiêu hoá hay đầy hơi... rất khó chịu.
  4. Tiết nhiều dịch âm đạo: Chất nhầy ở trong âm đạo tiết ra nhiều hơn trong ngày.
  5. Triệu chứng như khi cảm cúm: Liên tục bị buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy thì mẹ cần phải lập tức hỏi ý kiến bác sĩ ngay cả khi mới còn bị nhẹ. Nếu tình trạng bất ổn này kéo dài khoảng hơn 8 giờ, bạn phải gặp bác sĩ để khám kỹ hơn.
  6. Tăng áp lực lên khung xương chậu: Mẹ sẽ cảm thấy thai nhi trong bụng đang tụt dần về phía ống sinh và đè nặng lên vùng xương chậu.
  7. Đau lưng: Thường là phần thắt lưng hoặc là phần lưng dưới. Có thể đau liên tục hoặc là từng cơn nhưng không đỡ mặc dù bạn đã thay đổi tư thế hoặc cố gắng xoa dịu cơn đau bằng rất nhiều cách khác nhau.
  8. Đau đầu và buồn nôn: Trong tuần từ 20-37 nếu các mẹ có cảm giác đau đầu và choáng váng, buồn nôn, tiêu chảy sẽ là các dấu hiệu xấu cho thấy thai nhi đang ở trong tình trạng bất thường và có khả năng sinh non.
  9. Vỡ ối: Một số bà bầu thường bị nhầm lẫn giữa việc rỉ nước ối và bị tiểu són nhưng có người vỡ ối thực sự tức là nước tuôn ào ào. Khi vỡ ối, mẹ bầu cần tới ngay bệnh viện để có thể xử lý tránh nguy hiểm cho bé.
  10. Triệu chứng khác: Một vài các triệu chứng khó phân biệt khác so với khi mang thai bình thường, như đau lưng. Tuy nhiên bạn cần thận trọng vẫn hơn, trong mọi triệu chứng cảnh báo cần phải được kiểm tra để đảm bảo an toàn cho cả bag mẹ lẫn con.

Chẩn đoán sinh non như thế nào?

Thông thường, trong lịch hẹn khám thai ở trước tuần 37, bác sĩ có thể giúp bạn chuẩn đó nguy cơ bị sinh non hay không. Nếu mẹ đang có các dấu hiệu sinh non ở trên, những xét nghiệm và thủ tục dưới đây có thể sẽ được bác sĩ tiến hành để kiểm tra :

  • Khám phụ khoa để đánh giá về độ cứng và độ mềm của tử cung, kích thước và vị trí của thai nhi, khung xương chậu rộng mở như thế nào...
  • Siêu âm thai đo chiều dài tử cung, trọng lượng, kích thước và vị trí của em bé
  • Kiểm tra tử cung đo thời gian và các khoảng cách giữa các cơn co thắt.
  • Xét nghiệm kiểm tra nhiễm trùng thông qua mẫu dịch tiết âm đạo.
  • Chọc nước ối nhằm xác định sự trưởng thành của phổi thai nhi và nguy cơ nhiễm trùng ở trong nước ối.
  • Nhận diện càng sớm những dấu hiệu sinh non càng giúp trẻ có cơ hội được nuôi dưỡng thêm thời gian ở trong bụng mẹ. Đồng thời hạn chế các ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ trong cũng như sau khi sinh.

Làm gì để ngăn trẻ không bị sinh non?

vicare.vn-cac-dau-hieu-nao-giup-chan-doan-som-chuyen-da-sinh-non-body-2
Mẹ bầu nên đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày

Chăm sóc tiền sản định kỳ ở những giai đoạn được khuyến nghị trong thai kỳ.

Tránh việc tăng cân quá nhiều. Khoảng 12kg là một mức trung bình trong thai kỳ

Khám nha sĩ ít nhất 1 lần trong thai kỳ, đánh răng ít nhất 2 lần một ngày và làm sạch nướu. Nướu bị viêm nhiễm sẽ tạo ra các prostaglandins - kích thích tố giống như nội tiết tố kích thích việc sinh non.

Nếu các mẹ cảm giác mình sắp sinh khi chưa đủ ngày tháng, thì hãy đến khám bác sỹ.

Nếu bạn có bất kỳ yếu tố hay là nguy cơ nào kể trên, có thể bạn sẽ sinh sớm hơn so với dự kiến.

Hậu quả lâu dài của việc sinh non

Điều này cũng còn phải phụ thuộc vào mức độ sinh non và những yếu tố liên quan đến lý do sinh non. Một số trẻ cần phải ở lại các cơ sở bệnh viện hàng tháng sau khi chào đời, trong khi có những trẻ chỉ cần khoảng vài tuần.

Các mẹ cần ghi nhớ, trong đa phần các ca sinh non, người mẹ hầu như sẽ chẳng thể làm gì để có thể giúp ngăn chặn việc này. Do đó, bạn không nên có cảm giác tội lỗi bởi vì đã sinh con mình thiếu tháng.

Xem thêm:

  • Dọa đẻ non - nguy cơ tiềm tàng dẫn đến sinh non
  • Mẹ bầu dễ đẻ non, sảy thai nếu mắc sốt xuất huyết
  • Đẻ non - những điều cần biết để tránh rủi ro