Các cách giúp con bạn tự giải quyết xung đột của mình
Có người nói con bạn là một đứa trẻ nghịch ngợm ở trường, con bạn cảm thấy ghen tị vì đứa trẻ khác thông minh và được quý mến hơn. Con bạn rất mong muốn một điều gì đó mà đứa trẻ khác có hoặc bé có băn khoăn về tình bạn của mình. Là cha mẹ, bạn nên can thiệp chuyện này thế nào?
Các cách giúp con bạn tự giải quyết xung đột của mình
Đây là câu chuyện của một phụ huynh tên là Marter.
"Trong tất cả những trường hợp , các bậc cha mẹ yêu con và muốn bảo vệ con mình".
Nhưng can thiệp vào câu chuyện của con bạn thực sự có thể phản tác dụng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. "Nếu chúng ta can thiệp vào chuyện của trẻ, chúng ta đang vô tình khiến trẻ thấy rằng chúng ta không tin rằng trẻ có khả năng tự giải quyết", Marter nói. Thông qua các xung độ, trẻ em có thể hiểu làm thế nào để giao tiếp hiệu quả và giải quyết chuyện của mình. Điều này không chỉ cải thiện lòng tự trọng của trẻ, mà còn giúp họ cảm thấy được trao quyền.
Tất nhiên, điều này là rất khác nhau nếu con bạn đang bị bắt nạt. Ngoài ra, "Khi con bạn được người khác chăm sóc trực tiếp, bạn nên cho họ biết một số quy định có liên quan đến con mình", Marter chia sẻ. Ví dụ, bạn có thể cho họ biết rằng bạn không thoải mái khi con của bạn bị bỏ lại ở nhà hoặc đi bộ đến các cửa hàng mà không có ai giám sát.
Thay vì can thiệp vào tình huống khó xử của con, hãy thử các cách sau
1. Thông cảm với con và hỗ trợ tinh thần
Nói với con bạn rằng bạn đang cố gắng hiểu và cảm thông với trẻ. Ví dụ, bạn có thể nói rằng: "Bố mẹ có thể thấy rằng con đang rất buồn và thất vọng."
Điều này sẽ giúp con bạn có được cái nhìn sâu sắc về cảm xúc của mình cũng như giúp họ biết rằng bạn hiểu họ, trong đó bạn cần có sự tin tưởng và thân mật. Thêm vào đó, điều này giúp giải tỏa cảm xúc vì đôi khi trẻ em và người lớn không chia sẻ cảm xúc của mình.
Ngoài ra, ngay cả khi cảm xúc của đứa trẻ có vẻ không tương xứng với tình hình, bạn hãy cho trẻ biết rằng cảm xúc của họ vẫn là một phản ứng bình thường. Khả năng hiểu và đối phó với những cảm xúc của một đứa trẻ là ít phức tạp hơn người lớn. Vì vậy, bạn có thể nói: "Bố mẹ có thể hiểu rằng con đang cảm thấy buồn vì con không thể chơi với những người khác."
Biểu lộ tình cảm bằng lời nói cũng giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương và nhắc nhở họ rằng họ không đơn độc.
2. Giúp trẻ học cách xử lý cảm xúc
Ví dụ, hướng dẫn trẻ trong việc sử dụng hơi thở sâu để làm dịu não và cơ thể, Marter nói. Điều này liên quan đến việc thở vào qua mũi, xuống dạ dày và sau đó ra khỏi miệng.
Dạy cho trẻ cách xử lý cảm xúc bằng cách nói chuyện, viết, sáng tạo nghệ thuật, tập thể dục và chơi. Ngoài ra, giúp trẻ tránh tạo ra những suy nghĩ tiêu cực bằng cách tập trung vào sự tích cực. "Điều này thúc đẩy lòng biết ơn và suy nghĩ tích cực và làm giảm suy nghĩ tiêu cực có thể góp phần dẫn tới trầm cảm", Marter cho biết.
Cuối cùng, sự hài hước là một sự trợ giúp rất lớn. Sau khi bạn đã biết cảm xúc của con bạn và trẻ đã bình tĩnh lại, bạn có thể sử dụng sự hài hước để giúp con cảm thấy thoải mái hơn.
3. Dạy con giải quyết xung đột
Giải thích cho con cách truyền đạt hiệu quả. Ví dụ, thay vì nói "Bạn đã loại tôi ra khỏi trò chươi", họ có thể nói "Tôi buồn vì tôi đã không được có mặt trong các trò chơi."
Dạy cho con biết thông cảm với những đứa trẻ khác. Ví dụ, bạn có thể hỏi con "Con nghĩ điều gì sẽ làm nên cảm xúc của con?. Bố mẹ nên khuyến khích con phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Con phải tự nhận bất kỳ hành vi tiêu cực của mình và huấn luyện cho trẻ biêt cách xin lỗi đóng kịch. Cho trẻ đóng kịch với các tính huống khác nhau sẽ nhắc nhở trẻ rằng họ chỉ có thể kiểm soát hành động và phản ứng của chính họ, không phải của ai khác.