Các cách chữa bệnh cước chân tay vào mùa đông hiệu quả nhất

Bệnh cước là tình trạng các đầu ngón tay, ngón chân bị sưng đỏ, căng cứng và rất ngứa. Bệnh thường diễn ra phổ biến vào mùa đông do tay chân phải thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí lạnh. Vậy làm sao để phòng tránh và điều trị được căn bệnh này? HoiBenh sẽ giới thiệu cho các bạn cách chữa bệnh cước chân tay vào mùa đông hiệu quả nhất.

Các cách chữa bệnh cước chân tay vào mùa đông hiệu quả nhất Các cách chữa bệnh cước chân tay vào mùa đông hiệu quả nhất

Bệnh cước là tình trạng các đầu ngón tay, ngón chân bị sưng đỏ, căng cứng và rất ngứa. Bệnh thường diễn ra phổ biến vào mùa đông do tay chân phải thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí lạnh. Vậy làm sao để phòng tránh và điều trị được căn bệnh này? Bài viết dưới đây Vicare sẽ giới thiệu cho các bạn cách chữa bệnh cước chân tay vào mùa đông hiệu quả nhất. Giúp bạn không còn lo lắng sẽ gặp phải căn bệnh này mỗi khi trời trở lạnh nữa.

Bệnh cước là gì ?

Mùa đông đến, đặc biệt khi tiết trời giá buốt khiến nhiều người bị cước chân, cước tay. Bệnh cước chính là tình trạng các đầu ngón chân và ngón tay bị sưng tấy, phù nề kèm theo các triệu chứng mẩn ngứa, đỏ dát, gây đau khi vùng da đó bị hoại tử.

Người bệnh sẽ có cảm giác vô cùng đau đớn khi nhúng vào nước lạnh, ngứa ngáy khi được ủ ấm khiến nhiều người cảm thấy vô cùng khó chịu. Vị trí vị cước thường gặp ở các ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay, tai và mũi. Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt do bàn tay và bàn chân là hai bộ phận luôn phải làm việc nhiều nhất.

Bệnh cước thường gặp ở những người hay phải làm việc chân tay vào lúc trời lạnh buốt như nông dân, công nhân, lái đò, vận động viên đua thuyền,... và những người bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi..

vicare.vn-cac-cach-chua-benh-cuoc-chan-tay-vao-mua-dong-hieu-qua-nhat-body-1

Nguyên nhân gây ra bệnh cước tay chân vào mùa đông

- Khi thời tiết quá lạnh nếu bạn không giữ ấm tay chân cẩn thận thì sẽ rất dễ bị bệnh cước tay chân. Khi thời tiết lạnh, độ ẩm cao dẫn đến kích thích co mạch ngoại vi làm cho các tế bào dễ bị hoại tử, khiến chân tay bị phù nề, đôi khi xuất hiện các mụn nước, xuất huyết, các vết loét rất lâu lành.

- Thời tiết quá lạnh cũng sẽ khiến các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, làm tuần hoàn máu lưu thông chậm, gây thiếu oxy đến tứ chi. Lúc này, nếu được làm ấm quá đột ngột sẽ làm các mạch máu bị vỡ, dẫn tới viêm, sưng, ngứa và đau. Việc làm ấm bàn tay bằng lửa hay lò sưởi chính là nguyên nhân gây ra bệnh cước tay chân.

- Một nguyên nhân khác gây ra bệnh cước chân tay đó là bệnh thường gặp ở những người có tuần hoàn máu kém, hay bị lạnh tay, chân ngay cả khi thời tiết ấm áp. Khi đó các bộ phận ở xa tim như ngón tay, ngón chận sẽ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết dẫn tới dễ bị nhiễm lạnh hơn các bộ phận khác.

vicare.vn-cac-cach-chua-benh-cuoc-chan-tay-vao-mua-dong-hieu-qua-nhat-body-3

Cách chữa bệnh cước chân tay vào mùa đông hiệu quả nhất

Để chữa bệnh cước chân tay vào mùa đông hiệu quả bạn nên thực hiện theo những phương pháp sau:

1. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

- Bạn cần mặc đủ ấn và mang theo tất chân, găng tay khi đi ra ngoài, không để tay chân bị lạnh trong thời gian dài để tránh gây tổn thương cho da.

- Tuy nhiên không nên mang theo các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, dạ, không mặc đồ quá chật vì sẽ làm cọ xát, gây đau cho các vết cước.

- Với công nhân và nông dân, nên mang theo đồ bảo hộ để giữ ấm chân, tay khi phải làm việc ngoài trời.

2. Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh

- Những ngày mùa đông rét buốt, khi phải giặt đồ, rửa chén thì nên dùng găng tay cao su để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của da với nước lạnh.

- Buổi tối nên ngâm tay chân vào nước ấm khoảng 5 – 10 phút trước khi đi ngủ sẽ làm giảm được các cơn đau và ngứa do bệnh cước gây ra.

- Nên tắm rửa bằng nước ấm để cân bằng nhiệt độ và tăng tuần hoàn cho da. Không nên đi chân đất xuống nền gạch đá hoa trực tiếp thay vào đó bạn nên sử dụng các loại dép đi trong nhà, tránh cho đôi chân bị lạnh.

3. Chế độ ăn uống

- Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung nhiều loại hoa quả và rau xanh.

- Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu protein. Nên hạn chế dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, mực.

- Có thể uống một vài hớp rượu nhỏ vào buổi tối để làm ấm cơ thể, giãn các mạch máu, giúp máu lưu thông tới các đầu ngón chân, ngón tay được tốt hơn. Tuy nhiên không lên quá lạm dụng các loại đồ uống kích thích này.

vicare.vn-cac-cach-chua-benh-cuoc-chan-tay-vao-mua-dong-hieu-qua-nhat-body-3
Có thể uống vài ngụm rượu để giữ ấm cơ thể trong mùa đông lạnh giá.

4. Dùng phương pháp dân gian

- Dùng lá lốt để chữa bệnh cước chân tay được xem là mẹo chữa đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn nên chuẩn bị khoảng 100g lá lốt, rửa sạch, đem đun với nước và một ít muối. Sau khi đun sôi thì bắc ra, pha thêm với một chút nước lạnh theo tỷ lệ 3 sôi - 2 lạnh. Rồi đem ngâm vào những khu vực bị cước. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, sau một thời gian bệnh cước sẽ tự khỏi.

- Thường xuyên sử dụng rượu anh đào để xoa vào chỗ bị cước, bệnh sẽ thuyên giảm. Thực hiện xoa bóp vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp làm dịu đi cơn đau dát và ngứa do bệnh cước gây nên.-

- Chuẩn bị một thau nước ấm, cho thêm một ít muối và vài lát gừng vào để ngâm tay chân, sẽ giúp lưu thông máu và làm ấm cơ thể hiệu quả.

5. Tập thể dục tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Để có thể phòng ngừa bệnh cước tay chân bạn nên kiên trì tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để giúp tăng cường khả năng chịu lạnh cho cơ thể. Việc ngồi lâu không vận động sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn và gây ra các bệnh về xương khớp.... Do vậy bạn nên đứng lên vận động khi ngồi quá lâu để làm tăng tuần hoàn máu, giúp giảm thiểu khả năng gây ra bệnh cước.

6. Đến gặp bác sĩ

- Khi bị cước nặng bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được khám và chữa kịp thời, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

- Các bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc bôi, thuốc uống để giảm đau, tiêu sưng, giữ ẩm và làm mềm da, giảm cảm giác ngứa ngáy một cách hiệu quả.