Các bệnh về máu nguy hiểm chúng ta cần biết

Số lượng các bệnh về máu có rất nhiều, có những bệnh hay gặp cũng có những bệnh hiếm gặp nên rất ít người biết đến. Các bệnh về máu mà chúng ta hay gặp và biết tới nhiều phải kể đến như là bệnh thiếu máu, bệnh bạch cầu, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn huyết hay sốt rét...

Các bệnh về máu nguy hiểm chúng ta cần biết Các bệnh về máu nguy hiểm chúng ta cần biết

Số lượng các bệnh về máu có rất nhiều, có những bệnh hay gặp cũng có những bệnh hiếm gặp nên rất ít người biết đến. Các bệnh về máu mà chúng ta hay gặp và biết tới nhiều phải kể đến như là bệnh thiếu máu, bệnh bạch cầu, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn huyết hay sốt rét... Bên cạnh đó cũng có những bệnh hiếm gặp hơn, nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn các bệnh về máu nguy hiểm chúng ta cần biết

1. Máu là gì?

Về cấu tạo thì máu là một tổ chức di động gồm có các thành phần hữu hình là các tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào tiểu cầu cùng với huyết tương.

Máu đảm nhiệm chức năng rất quan trọng, gắn liền với sự sống của cơ thể đó là đem các chất dinh dưỡng đi nuôi toàn bộ cơ thể, loại bỏ các chất thải trong các quá trình chuyển hóa của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Đồng thời nó còn cung cấp các thành phần cấu tạo các tổ chức khác. Và máu cũng là phương tiện để vận chuyển cá tế bào bảo vệ cũng như các tế bào bệnh lý giữa các cơ quan và tổ chức.

Chính bởi vậy khi có các bệnh về máu thì không chỉ có một cơ quan hay một tổ chức bị ảnh hưởng, mà nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể.

vicare.vn-cac-benh-ve-mau-nguy-hiem-chung-ta-can-biet-body-1

2. Các bệnh về máu có thể gặp

2.1. Bệnh Thalassemia – bệnh tan máu bẩm sinh

Bệnh Thalassemia hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh là một trong các bệnh về máu có tính chất di truyền. Người bệnh sẽ bị thiếu máu do tan máu, bởi vậy bệnh nhân có biểu hiện chính đó là tình trạng thiếu máu và tình trạng ứ đọng sắt trong cơ thể.

  • Những người mắc phải căn bệnh này gồm có cả nam và nữ, sẽ có các biểu hiện như là da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do bị thiếu máu trong một thời gian dài. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, mà để cho tình trạng này kéo dài sẽ làm cho gan lách to và biến dạng mặt.
  • Để khắc phục tình trạng thiếu máu này, bệnh nhân sẽ được truyền máu nhiều lần nhằm duy trì số lượng huyết cầu ổn định > 100g/l. Có như thế thì người bệnh mới có thể sinh hoạt, phát triển bình thường và không bị lách to, gan to.

Trong các trường hợp bệnh nhân bị lách to và có dấu hiệu cường lách khiến cho nhiều hồng cầu bị vỡ, hoặc khi lách quá to chèn ép vào trong ổ bụng, nguy cơ vỡ lách cao nếu bị chấn thương thì sẽ cần phải cắt lách. Phương pháp phẫu thuật này chỉ là để điều trị tình thế, không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn được. Sau khi thực hiện phẫu thuật này, bệnh nhân sẽ giảm nhu cầu truyền máu, tuy nhiên lại rất dễ bị nhiễm trùng nặng hay bị tắc mạch máu do tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Bởi vậy các bác sĩ luôn thận trọng trước khi đưa ra chỉ định phẫu thuật cắt lách ở bệnh nhân bị Thalassemia.

Đây là căn bệnh di truyền cho nên bố mẹ có gen Thalassemia thì khi sinh con có thể sẽ mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

2.2. Bệnh Hemophilia – bệnh rối loạn đông máu

Bệnh Hemophilia hay còn gọi là bệnh rối loạn đông máu cũng là một trong các bệnh về máu có tính chất di truyền. Do bệnh nhân bị thiếu các yếu tố đông máu VIII và IX cho nên dễ bị chảy máu nhưng lại không thể tự cầm máu được, nên rất nguy hiểm tới tính mạng khi không may bị chảy máu.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bệnh nhân mắc phải căn bệnh này sẽ có biểu hiện sớm hay muộn. Bệnh càng nặng thì càng có biểu hiện sớm. Các triệu chứng thường biểu hiện ra khi trẻ tập đi, sau khi bị ngã hoặc va chạm vào đâu đó khiến cho trẻ bị chảy máu môi, lưỡi hay bị xuất huyết dưới da. Khi trẻ được 2 – 3 tuổi sẽ có các triệu chứng như sưng đau các khớp, hạn chế vận động tay chân, nguyên nhân là do máu chảy vào trong các khớp, các cơ.

Khi mắc phải căn bệnh Hemophilia, bệnh nhân có thể bị chảy máu ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Nhẹ là các vết bầm tím dưới da, nặng hơn và hay gặp hơn là chảy máu ở các khớp, các cơ, có thể dẫn tới hiện tượng dính khớp, tàn phế suốt đời. Và nặng nhất là tình trạng xuất huyết não khiến cho bệnh nhân tử vong.

Biện pháp điều trị căn bệnh này hiện nay chủ yếu là điều trị cầm máu khi có chảy máu hay tụ máu và bổ sung các yếu tố đông máu để có thể cầm chảy máu.

Tuy nhiên đây là căn bệnh rất ít gặp và chủ yếu ở bé trai với tỷ lệ 3 - 5 trẻ/ 1.000.000 trẻ sơ sinh.

2.3. Bệnh đa hồng cầu

Bệnh đa hồng cầu là một trong các bệnh về máu ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi sự tăng sinh tủy ác tính không rõ nguyên nhân, với sự tăng sinh của cả 03 dòng tế bào chính trong máu đó là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở tủy xương. Làm cho số lượng của các tế bào này trong máu được gia tăng một cách đột biến, đặc biệt là số lượng tế bào hồng cầu.

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh đa hồng cầu đó là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, nhìn mờ, bệnh nhân có thể bị chảy máu cam hay có các vết bầm tím tự nhiên trên da, có khi xuất huyết tiêu hóa... Bệnh nhân có thể có các biểu hiện của hiện tượng tắc mạch như đau cách hồi, nặng hơn là nhồi máu não,...

Hiện tại có 02 phương pháp điều trị căn bệnh này đó là phương pháp dùng thuốc và phương pháp trích máu. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

2.4. Bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu là một trong các bệnh về máu có nhiều mức độ khác nhau. Có những bệnh nhân bị thiếu máu nhẹ không nguy hiểm, nhưng cũng có không ít bệnh nhân bị thiếu máu nặng nguy hiểm tới tính mạng.

Bệnh thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay hemoglobin thấp hơn so với chỉ số bình thường. Tình trạng này khiến cho lượng oxy trong cơ thể thấp hơn bình thường. Bởi vậy các bệnh nhân mắc phải căn bệnh này sẽ bị thiếu oxy, nên lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, da dẻ thì xanh xao, nhợt nhạt, hơi thở thì ngắn, thậm chí có thể cảm thấy khó thở.

Phụ nữ sẽ bị thiếu máu nhiều hơn so với nam giới, do họ bị mất một lượng máu lớn trong mỗi kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em thường là vì thiếu sắt do không được cung cấp đủ chất sắt trong chế độ ăn hoặc do thiếu axit folic, vitamin B12 hay bị rỗng ống tủy xương...

Còn ở người lớn nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu thường là do bệnh nhân bị mất máu kéo dài trong nhiều ngày. Tình trạng thiếu máu này là thứ phát sau một số bệnh lý gây chảy máu như loét dạ dày, ung thư đại tràng, hay do bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giảm đau chống viêm gây xuất huyết dạ dày...

Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể sẽ có phác đồ điều trị tương ứng. Bởi vậy những người bị thiếu máu cần phải đi khám xét, kiểm tra để tìm ra nguyên nhân mới có thể điều trị được.

vicare.vn-cac-benh-ve-mau-nguy-hiem-chung-ta-can-biet-body-2

2.5. Bệnh ung thư máu

Bệnh ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng là một một trong các bệnh về máu nguy hiểm và càng ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng gia tăng số lượng tế bào bạch cầu một cách đột biến. Đây chính là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra các khối u nhưng lại rất nguy hiểm.

Bình thường các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Khi số lượng các tế bào này tăng lên đồng nghĩa với việc chúng cần được cung cấp một nguồn năng lượng rất lớn, bởi vậy chúng quay sang tấn công và ăn các tế bào hồng cầu là thành phần quan trọng của máu. Khiến cho hồng cầu bị phá hủy dần dần, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu dẫn tới tử vong.

Hiện tại chúng ta vẫn không biết nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này. Các nhà khoa học mới chỉ tìm được một số tác nhân có thể gây ra bệnh ung thư máu như do tiếp xúc với phóng xạ, hay các loại hóa chất, người bị biến đổi gen.

Khi bị ung thư máu bệnh nhân sẽ cảm thấy nhanh mệt mỏi, da dẻ xanh tái, nhợt nhạt. Bệnh nhân có các biểu hiện của thiếu máu và có hiện tượng xuất huyết một cách tự nhiên. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể sốt, nhiễm trùng.

Bệnh ung thư máu được chia làm 03 loại phổ biến đó là bệnh bạch cầu, bệnh lymphoma, và bệnh đa u tủy. Tùy theo từng loại và từng trường hợp cụ thể mà sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Trên đây là 05 căn bệnh nguy hiểm trong số các bệnh về máu. Có những bệnh hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm như bệnh Hemophilia, bệnh đa hồng cầu. Chính vì vậy khi có một hoặc nhiều các biểu hiện như trên, bệnh nhân cần được đưa đi khám càng sớm càng tốt. Việc chẩn đoán bệnh sớm sẽ giúp cho việc điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm được tốt hơn.

Xem thêm:

  • Bệnh nhân thiếu máu nên ăn gì ?
  • Liệu pháp chữa ung thư máu bằng tế bào miễn dịch