Các bệnh lý thường gặp nhất ở tuyến nước bọt

Tuyến nước bọt đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xử lý thức ăn, ngăn chặn vi khuẩn và giữ vệ sinh răng miệng. Mặc dù vậy, những bệnh lý tuyến nước bọt hiếm khi được quan tâm trong khi chúng có thể dẫn đến các ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Các bệnh lý thường gặp nhất ở tuyến nước bọt Các bệnh lý thường gặp nhất ở tuyến nước bọt

Tuyến nước bọt đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xử lý thức ăn, ngăn chặn vi khuẩn và giữ vệ sinh răng miệng. Mặc dù vậy, những bệnh lý tuyến nước bọt hiếm khi được quan tâm trong khi chúng có thể dẫn đến các ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Vai trò của tuyến nước bọt ở người

Tuyến nước bọt đảm nhiệm chức năng sản sinh ra nước bọt. Ở mỗi người, hệ thống tuyến nước bọt có 3 đôi tuyến chính nằm ở vị trí:

  • Mang tai (gọi là tuyến nước)
  • Dưới hàm (tuyến hỗn hợp)
  • Dưới lưỡi (tuyến nhầy)

Ngoài ra, chúng ta còn có hàng trăm tuyến nước bọt phụ nằm rải rác trong lớp niêm mạc của các xoang, họng và khoang miệng. Tất cả chúng đều vận chuyển nước bọt qua các ống vào miệng. Theo các nghiên cứu, trung bình mỗi ngày tuyến nước bọt của một người bình thường sẽ tiết ra khoảng 1 – 2 lít nước bọt. Việc thiếu hay thừa nước bọt đều có thể là dấu hiệu báo động vấn đề sức khỏe.

Tuyến nước bọt đóng vai trò quan trọng:

  • Giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng, mất lớp men răng, loại bỏ những vi khuẩn gây mảng bám.
  • Giữ độ ẩm cho miệng
  • Hòa tan thức ăn
  • Làm nhão thức ăn để nhai, nuốt dễ dàng hơn
  • Giúp bôi trơn môi và lưỡi để phát âm (nói)
vicare.vn-cac-benh-ly-thuong-gap-nhat-o-tuyen-nuoc-bot-body-1
3 đôi tuyến chính của tuyến nước bọt

Các bệnh lý liên quan đến tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt

Thường được chia ra làm 2 dạng: viêm tuyến nước bọt cấp tính và viêm tuyến nước bọt mãn tính.

  • Viêm tuyến nước bọt cấp tính: lúc này các hạch bạch huyết và các tuyến nước bọt thường to lên, giảm âm (có thể là viêm tuyến nước bọt nổi hạch). Tác nhân hình thành bệnh là do tắc ống tiết từ việc bị xơ hóa hoặc sỏi. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể chuyển sang dạng áp xe, gây sưng đau tuyến nước bọt có đỏ da.
  • Viêm tuyến nước bọt mãn tính: biểu hiện lâm sàng là sưng tuyến nhiều đợt, gây đau. Các tuyến nước bọt xảy ra tình trạng có kích thước không đồng nhất, giảm âm và tăng dòng chảy mạch máu khi siêu âm Doppler màu.

Ngoài ra, một số người còn mắc các bệnh như viêm tuyến nước bọt xơ cứng mãn tính, viêm tuyến nước bọt u hạt (hiếm khi xảy ra).

Sỏi tuyến nước bọt

Còn được gọi là vôi hóa tuyến nước bọt, bệnh hình thành khi đông vón các chất xuất tiết như canxi và những tế bào biểu bì tại ống dẫn nước bọt đổ ra khoang miệng. Bên cạnh đó, vi khuẩn và viêm mãn tính cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý sỏi tuyến nước bọt.

Vị trí tuyến nước bọt bị sỏi sưng phồng lên, mặt lệch hẳn về một bên, lâu dần có khả năng gây nhiễm trùng tuyến. Khối sưng khiến người bệnh sốt cao, đau. Sỏi tắc nghẽn lâu tạo thành ổ áp xe, dây thần kinh chi phối hoạt động các cơ mặt bị tổn thương, dẫn đến liệt mặt.

vicare.vn-cac-benh-ly-thuong-gap-nhat-o-tuyen-nuoc-bot-body-2
Ung thư tuyến nước bọt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh

U tuyến nước bọt

Đây là căn bệnh rất hiếm gặp, đa phần là các khối u lành tính. Khi bệnh tiến triển thành ung thư, những khối u có thể nằm rải rác ở tuyến nước bọt.

Bệnh nhân chẳng may bị ung thư tuyến nước bọt sẽ có một số triệu chứng như tê một phần khuôn mặt, cơ mặt yếu đi, sưng hàm, cổ hoặc miệng, khó nuốt và khó mở miệng rộng, đau dai dẳng không rõ nguyên nhân.

Ung thư tuyến nước bọt giai đoạn cuối mặc dù là căn bệnh chiếm tỷ lệ rất ít nhưng lại có nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn.

Ngoài những bệnh lý kể trên, người bệnh còn có thể mắc phải chứng ứa nước bọt do sưng tuyến nước bọt tái diễn và hội chứng Sjogren gây phá hủy tuyến nước bọt và tuyến lệ, tiết nước bọt nhiều do mọc răng ở trẻ hoặc triệu chứng của bệnh dại, ...

Do vậy, khi thấy tuyến nước bọt ra nhiều hoặc khô miệng, rối loạn tuyến nước bọt, ... người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm.

vicare.vn-cac-benh-ly-thuong-gap-nhat-o-tuyen-nuoc-bot-body-3
Bệnh nhân bị các bệnh về tuyến nước bọt cần được điều trị sớm

Kiểm soát các bệnh lý tuyến nước bọt như thế nào?

  • Đối với bệnh nhân bị bệnh về tuyến nước bọt, điều quan trọng là cần đến gặp bác sĩ để có kết quả chẩn đoán chính xác. Dựa trên mức độ bệnh, loại bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
  • Ý nghĩa của việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời rất quan trọng đối với bệnh nhân nhằm chữa trị dứt điểm, tránh nguy hiểm như biến dạng khuôn mặt, liệt mặt, ...
  • Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống, bôi hoặc đắp vì những biến chứng khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
  • Để chẩn đoán bệnh thuộc về tuyến nước bọt, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang, CT scanner, siêu âm, xét nghiệm, ...
  • Thông thường, bài thuốc chữa viêm tuyến nước bọt đơn thuần là dùng kháng sinh, giảm triệu chứng như giảm viêm, phù nề, giảm đau, ... Bệnh nhân bị sỏi tuyến nước bọt được xử trí bằng cách gây tê, lấy bỏ sỏi tùy thuộc vào vị trí sỏi ở đâu. Một số hội chứng sẽ được chỉ định thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và cách làm việc.
  • Sau khi được điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng y lệnh của bác sĩ, quay lại tái khám đúng hẹn.

Cách chăm sóc và phòng ngừa

Việc thực hiện các chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế và giảm bớt phần nào những nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tuyến nước bọt:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách để chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh
  • Từ bỏ chất gây nghiện, chất kích thích như rượu bia và thuốc lá, ...
  • Tránh xa các chất hóa học độc hại như benzene, amoniac, asen để hạn chế khả năng mắc ung thư tuyến nước bọt
  • Uống mỗi ngày đủ 2 lít nước để khỏe mạnh hơn, nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả nhằm bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn thực phẩm lên men, đồ chế biến sẵn, đồ nướng, cay, ... vì trong chúng có chứa nhiều chất bảo quản gây ung thư tuyến nước bọt.
  • Kiểm tra sức khỏe bản thân cũng như vấn đề răng miệng theo định kỳ giúp phát hiện sớm các căn bệnh đang tồn tại. Đây là một cách phòng tránh chủ động hiệu quả nhất mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm:

  • Ung thư tuyến nước bọt có lây không?
  • Ung thư tuyến nước bọt sống được bao lâu?