Các bệnh hay bị nhầm lẫn với viêm dạ dày ruột cấp là những loại bệnh nào?
Viêm dạ dày ruột là bệnh phổ biến thứ hai ở Hoa Kỳ, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa thì có nghĩa là bạn đã bị viêm dạ dày ruột cấp rồi. Viêm dạ dày ruột có triệu chứng rất giống với nhiều bệnh khác nên rất nhiều các bệnh bị nhầm với viêm dạ dày ruột.
Các bệnh hay bị nhầm lẫn với viêm dạ dày ruột cấp là những loại bệnh nào?
Bài viết này của HoiBenh sẽ giúp bạn phân biệt chúng với nhau.
Viêm dạ dày ruột cấp là gì?
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp là hiện tượng viêm niêm mạc dạ dày ruột do nhiễm trùng gây ra bởi các loại virus, vi khuẩn gây bệnh thường lây lan qua sự tiếp xúc với người bệnh, các thực phẩm hoặc do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Vấn đề hay gặp nhất ở các bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp chính là tình trạng bị mất nước, mất điện giải nhiều có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân
Viêm dạ dày ruột có nhiều nguyên nhân bao gồm:
Virus (Norovirus , Rotavirus, Adenovirus, Parvovirus và Astroviruses)
- Norovirus : 50 - 70% các trường hợp viêm dạ dày ruột cấp ở người lớn là do norovirus. Virus này rất dễ lây lan và lây lan nhanh chóng. Norovirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày ruột.
- Rotavirus: cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trước khi vắc-xin rotavirus được giới thiệu vào năm 2006. Trước đó, hầu hết trẻ em đã bị nhiễm rotavirus trước 5 tuổi.
- Adenoviruses: Loại virus này phổ biến nhất gây ra bệnh hô hấp. Tuy nhiên, các bệnh khác có thể do adenovirus gây ra và bao gồm viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng bàng quang và phát ban da.
- Parvoviruses - Bocavirus ở người có thể gây viêm dạ dày ruột thuộc họ Parvoviridae.
- Astroviruses: là nguyên nhân thường gặp thứ 3 gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ sơ sinh.
Ký sinh trùng và động vật nguyên sinh (Giardia, Cryptosporidium)
Những sinh vật nhỏ bé này thường ít chịu trách nhiệm cho kích thích ruột. Một người có thể bị nhiễm một trong những thứ này khi uống nước bị ô nhiễm. Bể bơi là nơi phổ biến để tiếp xúc với các ký sinh trùng này.
Vi khuẩn (Clostridium difficile , Salmonella, Shigella và Campylobacter và E coli)
Vi khuẩn có thể gây viêm dạ dày ruột trực tiếp bằng cách lây nhiễm vào niêm mạc dạ dày và ruột. Một số vi khuẩn như Staphylococcus aureus tạo ra độc tố là tác nhân gây tiêu chảy.
Các nguyên nhân khác
Viêm dạ dày ruột không truyền nhiễm cho người khác có thể do độc tố hóa học, thường thấy nhất ở hải sản, dị ứng thực phẩm, kháng sinh và các loại thuốc khác.
Các bệnh hay bị nhầm lẫn với viêm dạ dày ruột cấp là những loại bệnh nào?
Viêm dạ dày ruột cấp và bệnh cúm
Chúng ta hay được nghe đến cái tên “cúm dạ dày”, nhưng thật ra cúm và viêm dạ dày ruột là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Virus cúm là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp còn các virus, vi khuẩn... liên quan đến bệnh viêm dạ dày ruột thì chỉ tác động lên đường ruột của bạn. Thế nhưng viêm dạ dày ruột lại thường được chẩn đoán nhầm là cúm. Trong khi, triệu chứng của cúm khác với viêm dạ dày ruột cấp: Sốt, nhức mỏi cơ thể, ớn lạnh, đau họng và ho, nghẹt mũi, không có triệu chứng về dạ dày ruột.
Viêm dạ dày ruột cấp và viêm ruột thừa
Đôi khi viêm ruột thừa bị nhầm là viêm dạ dày ruột.Tiêu chảy, đau bụng và nôn, sốt đều là triệu chứng của cả hai bệnh này. Tuy nhiên, vẫn có những triệu chứng khác nhau giữa hai bệnh, cần xác định rõ và điều trị vì phương pháp điều trị chúng rất khác nhau, cụ thể :
- Với viêm ruột thừa, cơn đau sẽ dữ dội và càng trở nên tồi tệ nếu không được điều trị còn viêm dạ dày ruột cơn đau sẽ được cải thiện sau 24 giờ.
- Vị trí cơn đau của viêm ruột thừa thường sẽ nằm khu trú ở hố chậu bên phải.
- Ngoài ra, viêm ruột thừa còn các triệu chứng đặc trưng như: Nôn ói ra chất lỏng màu xanh, bụng chướng, đau dữ dội khi ấn bụng.
Nếu cơn đau dữ dội kéo dài hơn 24 giờ, hãy đến gặp chuyên gia y tế ngay lập tức. Trì hoãn điều trị viêm ruột thừa sẽ rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu vỡ ruột thừa.
Viêm dạ dày ruột cấp và hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) gây ra các triệu chứng giống như viêm dạ dày ruột : tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày, đầy hơi.
IBS khác với viêm dạ dày ruột là: bệnh này là bệnh mãn tính, thường tồn tại trong suốt cuộc đời của một người. Còn viêm dạ dày ruột thường biến mất sau khi khỏi bệnh.
Viêm dạ dày ruột cấp và nhiễm trùng đường tiết niệu
Ở trẻ em, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) c gây ra các triệu chứng giống như viêm dạ dày ruột như : Đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt.
Sự khác biệt của UTI là: cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên và nước tiểu đục, màu sẫm, có mùi hoặc có máu.
Viêm dạ dày ruột cấp và viêm phổi
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng ở phổi, bệnh thường có triệu chứng: Khó thở, ho, đau ngực và các vấn đề về hô hấp khác.
Đôi khi viêm phổi cũng kích hoạt các triệu chứng giống viêm dạ dày ruột, chẳng hạn như: Nôn, sốt, đau bụng, ăn không ngon, mất nước.
Nếu viêm phổi nằm ở phần dưới của phổi và gần bụng, bạn sẽ chỉ bị đau bụng và nôn mà không gặp phải các triệu chứng về hô hấp. Điều này sẽ khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn, nhưng chụp X-quang hoặc xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán được bệnh viêm phổi chính xác.
Viêm dạ dày ruột cấp và viêm màng não
Viêm màng não do virus là bệnh nhiễm trùng các mô bao quanh tủy sống và não. Nguyên nhân gây ra bởi cùng một loại virus gây viêm dạ dày ruột.
Nếu bị viêm màng não do virus, bạn có thể có các triệu chứng chồng chéo với viêm dạ dày ruột, như sốt, nôn mửa hoặc chán ăn.
Các triệu chứng đặc trưng khác của viêm màng não do virus: Đau đầu, cứng gáy, táo bón, đau khớp, khó chịu khi nhìn thấy sáng.
Kiểm tra và chẩn đoán
Chẩn đoán viêm dạ dày ruột có thể sẽ dựa trên triệu chứng, khám lâm sàng và các trường hợp tương tự trong cộng đồng mà người đó đang sinh sống hoặc xét nghiệm phân có thể nhanh chóng phát hiện ra bệnh.
Phương pháp điều trị
Điều trị viêm dạ dày ruột chủ yếu là tự chăm sóc và các biện pháp khắc phục tại nhà nhằm mục đích giữ cho bệnh nhân tránh mất nước. Điều trị có thể là cần thiết nếu bệnh nhân bị mất nước và cần truyền dịch tĩnh mạch để bổ sung lượng nước đã mất. Đôi khi kháng sinh có thể được cung cấp để điều trị một số bệnh nhiễm trùng. Thuốc chống nôn có thể được sử dụng để điều trị buồn nôn và nôn. Thuốc chống tiêu chảy để giảm tần suất và lượng tiêu chảy đôi khi được khuyến nghị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy. Dưới đây là hướng dẫn của Vicare để bạn có thể tự chăm sóc khi mắc bệnh để giúp giảm bớt các triệu chứng:
- Uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất: Bạn cần uống nhiều hơn bình thường để thay thế chất lỏng bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Nước là tốt nhất, ngoài ra bạn cũng có thể uống nước trái cây và súp.
- Uống paracetamol khi sốt hoặc đau nhức.
- Nghỉ ngơi nhiều.
- Nếu bạn muốn ăn, hãy thử một lượng nhỏ thực phẩm đơn giản và dễ tiêu như súp, gạo, mì ống và bánh mì.
- Sử dụng đồ uống bù nước đặc biệt mua từ các hiệu thuốc như Oresol nếu bạn có dấu hiệu mất nước như khô miệng hoặc nước tiểu sẫm màu.
- Dùng thuốc chống nôn (như metoclopramide) và thuốc chống tiêu chảy (như loperamid) nhưng nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc. Bạn cũng nên hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn về việc dùng thuốc có phù hợp hay không.
Nếu trẻ sơ sinh bị bệnh, hãy để dạ dày bé nghỉ ngơi trong 15 đến 20 phút sau khi nôn mửa hoặc tiêu chảy, sau đó cung cấp một lượng nhỏ chất lỏng. Nếu trẻ đang bú, hãy để trẻ bú. Nếu em bé bú bình, cung cấp một lượng nhỏ nước uống hoặc sữa thường xuyên. Không nên pha loãng sữa bột trẻ em.
Phòng bệnh
Các biện pháp phòng ngừa chung:
- Rửa tay kỹ lưỡng, đặc biệt là sau khi vệ sinh. Tốt nhất sử dụng nước ấm và xà phòng để rửa tay ít nhất 30 giây, nhớ rửa kỹ dưới móng tay và ở các nếp gấp của bàn tay.
- Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, tránh chia sẻ đồ ăn uống và nên dùng khăn riêng trong phòng tắm.
- Giữ khoảng cách hoặc tránh tiếp xúc gần gũi với bất cứ ai đang mắc bệnh, nếu có thể.
Xem thêm:
- Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến biến chứng ung thư không?
- Đau lâm râm kèm ợ chua có phải là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không?
- Bà bầu uống nước ngọt có ga như Pepsi, Coca có tốt cho thai nhi không?