Ca ghép tạng đầu tiên từ người cho chết não tại BV 103 có gì đặc biệt

Đêm ngày 27/7/2016, tại bệnh viện Quân Y 103 đã diễn ra ca ghép tạng được cả giới Y học Việt Nam mong chờ, đánh dấu những thành tựu Y học vượt bậc.

Ca ghép tạng đầu tiên từ người cho chết não tại BV 103 có gì đặc biệt Ca ghép tạng đầu tiên từ người cho chết não tại BV 103 có gì đặc biệt

Đêm ngày 27/7/2016, tại bệnh viện Quân Y 103 đã diễn ra ca ghép tạng được cả giới Y học Việt Nam mong chờ. Ngày 28/7/2016, Học viện Quân Y đã công bố kết quả thành công của ca phẫu thuật, đem đến nhiều hi vọng và niềm tin cho người dân vào tay nghề cũng như trình độ trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ nước nhà.

Bệnh viện Quân y 103 đã có kinh nghiệm lâu năm về các ca phẫu thuật ghép tạng (ca ghép thận đầu tiên tại bệnh viện từ năm 1992). Theo Thiếu tướng Đỗ Quyết - Giám đốc bệnh viện Quân y 103, tính đến năm 2016, bệnh viện đã thực hiện tành công hơn 300 ca ghép tạng, thậm chí có ngày tiền hành đến 3 ca ghép thận. Tuy nhiên, ca ghép tạng đêm ngày 27/7/2016 có nhiều điểm đặc biệt về mặt y học

vicare.vn_ca-ghep-tang-dau-tien-tu-nguoi-cho-chet-nao-o-benh-vieeen-103-co-gi-dac-biet-body-1-1

1. Người cho tạng

Người cho tạng là bệnh nhân nam T.K.B, 31 tuổi, bị chết não do tai nạn rơi từ độ cao xuống đất. Đây cũng là lần đầu tiên bệnh viện Quân Y 103 tiến hành ghép tạng từ người cho đã chết não. Bệnh nhân T.K.B được nhập viện Quân Y sáng ngày 27/7 trong tình trạng đã hôn mê sâu, dập phổi, máu tụ màng cứng sọ não và đã lan tỏa 2 bán cầu não. Bệnh nhân đã được các bác sĩ bệnh viện 103 cấp cứu nhưng đã không qua khỏi. Bệnh nhân được kết luận chết não theo đúng các quy chuẩn về đánh giá chết não theo quy định của Bộ Y tế.

Sau khi nhận tin bệnh nhân T.K.B đã không qua khỏi, gia đình bệnh nhân đã quyết định hiến tạng cho bệnh viện Quân y 103 bao gồm: tim, gan và 2 quả thận.

vicare.vn_ca-ghep-tang-dau-tien-tu-nguoi-cho-chet-nao-o-benh-vieeen-103-co-gi-dac-biet-body-1

2. Người nhận tạng

3 trong số 4 người nhận tạng là những chiến sĩ quân đội đang làm việc trong ngành:

  • Người nhận gan là một bệnh nhân cao tuổi bị suy gan. Sau khi ghép gan, bệnh nhân đã có tiến triển khả quan.
  • 2 người nhận thận đều đã ngoài 40 tuổi, làm việc trong quân đội, bị suy thận nhiều năm và đã có chỉ định ghép thận. Sau ca phẫu thuật, cả 2 bệnh nhân đều đã có nước tiểu – 1 tín hiệu thành công của ca mổ, thận được ghép vào đã hoạt động trong cơ thể người nhận.
  • Người nhận tim là một chiến sĩ quân đội bị cơ tim thể sốp, suy độ IV và đã có chỉ định ghép tim. Tim của người cho có dị tật bẩm sinh, còn tim của người nhận có tới 2 tĩnh mạch chủ trên (người bình thường chỉ có 1 tĩnh mạch chủ trên) – các bác sĩ đã nhanh chóng xử lý tình huống này để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và sự thành công của ca phẫu thuật. Tối ngày 28/7, bệnh nhân đã có thể được rút ống nội khí và giao tiếp được với người nhà. Ca ghép tim do Giáo sư – Bác sĩ Nguyễn Hữu Ước, nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phụ trách

vicare.vn_ca-ghep-tang-dau-tien-tu-nguoi-cho-chet-nao-o-benh-vieeen-103-co-gi-dac-biet-body-2

3. Địa điểm tiến hành

Địa điểm tiến hành 4 ca phẫu thuật ghép tạng: 2 ca ghép thận và 1 ca ghép tim được thực hiện tại bệnh viện Quân y 103; còn ca ghép gan được tiến hành tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Vốn dĩ, ca ghép thận ban đầu sẽ được thực hiện tại bệnh viện Quân đội 103. Tuy nhiên, do nhà bệnh nhân quá xa Hà Nội, không thể tới kịp trong ngày để tiến hành ca ghép. Cùng thời điểm bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có bệnh nhân suy gan, có các chỉ số phù hợp với lá gan được hiến. Do vậy, lá gan đã được chuyển sang bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để nhanh chóng tiến hành ca ghép cho bệnh nhân đang điều trị tại đây.

vicare.vn_ca-ghep-tang-dau-tien-tu-nguoi-cho-chet-nao-o-benh-vieeen-103-co-gi-dac-biet-body-3

Sự thành công của 4 ca phẫu thuật tại cùng 1 thời điểm không chỉ đánh giá tay nghề chuyên môn cũng như trình độ của bác sĩ thuộc bệnh viện Quân đội 103 và bệnh viện Hữu nghị Việt Đức mà còn cho thấy sự phối hợp nhuần nhuyễn, kịp thời sử lý các tình huống trong quá trình phẫu thuật giữa các bác sĩ, bệnh viện và giữa quân với dân.