Bụng bầu 4 tháng có gì đặc biệt?

Mang bầu là một niềm hạnh phúc vô bờ bến của bất cứ bà mẹ nào. Qua từng ngày, mẹ bầu có thể cảm nhận được những thay đổi, cử động cho dù là rất nhẹ của con. Đến tháng thứ 4, những cảm nhận đó sẽ trở nên rõ ràng hơn khi con đã lớn dần lên một cách rõ rệt. Vậy bụng bầu 4 tháng có gì đặc biệt?

Bụng bầu 4 tháng có gì đặc biệt? Bụng bầu 4 tháng có gì đặc biệt?

Mang bầu là một niềm hạnh phúc vô bờ bến của bất cứ bà mẹ nào. Qua từng ngày, mẹ bầu có thể cảm nhận được những thay đổi, cử động cho dù là rất nhẹ của con. Đến tháng thứ 4, những cảm nhận đó sẽ trở nên rõ ràng hơn khi con đã lớn dần lên một cách rõ rệt. Vậy bụng bầu 4 tháng có gì đặc biệt?

Bụng bầu 4 tháng: Khám phá cử động và sự phát triển của thai nhi

Mẹ bầu mang bầu đến tháng thứ 4 sẽ rơi vào tuần thứ 14 đến tuần thứ 17 của thai kỳ. Qua từng tuần, thai nhi sẽ có những sự phát triển rõ rệt, giúp mẹ bầu có thể cảm nhận được.

Tuần thứ 14

Tuần thứ 14 của thai kỳ cũng là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu của tam cá nguyệt thứ 2. Nếu mang đa thai (2 thai trở lên), các phôi thai sẽ bắt đầu phát triển và lớn lên với nhịp độ khác nhau nhưng theo cùng một cách giống nhau.

Em bé lúc này có kích thước tương đương với một nắm tay người lớn, cổ phát triển dài hơn và đầu được dựng lên thẳng hơn. Trên đỉnh đầu của thai nhi có thể bắt đầu mọc một vài cọng tóc đầu tiên. Lông mày, lông cơ thể cũng bắt đầu mọc và còn được gọi là lông tơ. Những lông tơ được mọc lên sẽ ủ ấm em bé như một tấm chăn bông. Các lông tơ này sẽ rụng đi khi mô mỡ của em bé được tích tụ lại. Với một số em bé sinh non, lông tơ vẫn còn phủ tạm thời trên cơ thể và biến mất dần sau đó.

vicare.vn-bung-bau-4-thang-co-gi-dac-biet-body-1

Tuần thứ 15

Bước sang tuần thứ 15, em bé sẽ có kích thước khoảng 11,5 cm và có cân nặng dao động từ 56 đến 84 gam. Nếu như trước đó, lỗ tai nằm ở phần cổ thì giai đoạn này lỗ tai bắt đầu di chuyển dần đến vị trí hai bên như của đầu, còn mắt của em bé được di chuyển từ 2 bên của đầu đến vị trí trước mặt. Em bé cũng bắt đầu có sự kết hợp giữa sức mạnh thể chất cũng như trí thông minh để ngọ nguậy các ngón chân, ngón tay và có thể mút được cả ngón tay cái.

Bên cạnh đó, em bé còn có thể thở, làm những động tác thở, bú và nuốt. Mặc dù ở tuần 15, mẹ bầu thường không thể cảm nhận được chuyển động của con nhưng thực ra con vẫn đang ngọ nguậy, đạp, duỗi cử động chân tay ở trong bụng.

vicare.vn-bung-bau-4-thang-co-gi-dac-biet-body-2

Tuần thứ 16

Vào tuần thứ 16, em bé sẽ có kích thước từ 10 đến 12,7 cm và cân nặng dao động từ 84 đến 140 gam. Em bé bắt đầu có những phát triển nhanh hơn so với giai đoạn trước. Các cơ của em bé bắt đầu khỏe hơn nên ngọ nguậy, cử động cũng nhiều hơn nên mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn. Các cơ vùng lưng phát triển giúp em bé được thẳng hơn ở trong bụng mẹ.

Khi siêu âm, mẹ bầu có thể nhận diện được rõ hơn khuôn mặt của em bé với 2 mắt, lông mi, lông mày được hoàn thiện và 2 lỗ tai nằm đúng vị trí. Đặc biệt, 2 mắt của em bé cũng bắt đầu có những chuyển động đầu tiên, có thể di chuyển từ bên này sang bên kia, cảm nhận được ánh sáng ngay cả khi mí mắt vẫn đóng lại. Xúc giác của em bé cũng nhạy cảm hơn. Khi mẹ chọc vào bụng, em bé sẽ động đậy để phản ứng với hành động đó tuy nhiên mẹ bầu cũng khó có thể cảm nhận được những cử động này.

vicare.vn-bung-bau-4-thang-co-gi-dac-biet-body-3

Tuần thứ 17

Đến tuần thứ 17, em bé sẽ có chiều dài khoảng 12,7 cm hoặc lớn hơn một chút xíu với cân nặng từ 140 gam trở lên. Mô mỡ của em bé cũng bắt đầu được hình thành song song với sự hình thành mô mỡ của mẹ. Tuy nhiên, các mô mỡ vẫn còn khá mỏng so với lớp da trong suốt của bé.

Điều đặc biệt, tuần thứ 17, em bé bắt đầu có khả năng luyện tập những “kỹ năng cơ bản nhất” để chuẩn bị cho cột mốc được sinh ra. Kỹ năng cơ bản nhất mà em bé được luyện tập ở thời điểm này chính là hoạt động bú và nuốt. Đồng thời, nhịp tim của em bé cũng được điều khiển bởi não bộ thay vì đập tự phát như trước đó và có nhịp đập 140 đến 150 nhịp/phút (gấp đôi nhịp của mẹ).

vicare.vn-bung-bau-4-thang-co-gi-dac-biet-body-4

Bụng bầu 4 tháng: Mẹ bầu cần chuẩn bị gì?

Dinh dưỡng hợp lý

Khi mang bầu ở tuần thứ 14, mẹ bầu cần phải tăng lượng calories mỗi bữa lên từ 300 đến 350 calories thay vì 200-300 calories như trước đó. Trung bình mỗi tháng, mẹ bầu cần phải tăng từ 2 đến 2,5 kg để em bé phát triển bình thường.

Mẹ bầu cũng nên chia ra nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, xen các bữa ăn phụ với các bữa ăn chính, tránh bỏ bữa. Mẹ bầu cũng có thể ăn bất cứ thứ gì mình thích và ăn ở mức vừa phải chứ không nên ăn quá nhiều. Lưu ý: mẹ bầu cần tránh sử dụng bia, rượu, cafein, nước có ga, đồ ăn quá ngọt, đồ ăn cay nóng,..

Luyện tập

Khi mang bầu, mẹ bầu tập thể dục như đạp xe và những động tác vận động nhẹ nhàng sẽ tốt cho cơ thể và cả em bé. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mà em bé đang lớn dần, mẹ bầu nên hạn chế các bài tập giãn cơ, nằm ngửa vì không tốt cho em bé. Mẹ bầu cũng nên nằm nghiêng khi ngủ đồng thời mặc quần áo thật thoải mái.

Nói chuyện với em bé

Ở tháng thứ 4, em bé bắt đầu có những biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt. Đây là thời điểm tuyệt vời để mẹ kết nối với bé. Mẹ có thể nói chuyện với bé, chia sẻ những điều thầm kín hoặc đọc sách, đọc báo, đọc nhật ký cho bé mỗi ngày. Mẹ cũng có thể cho bé nghe những bản nhạc nhẹ, tích cực và truyền cảm hứng. Nói chuyện cũng là cách giúp bé hình thành tư duy và phát triển khả năng ngôn ngữ ngay từ khi trong bụng mẹ.

Xem thêm:

  • Em bé lớn lên trong bụng mẹ thế nào?
  • Những thực phẩm cho mẹ bầu tháng thứ 4 cực tốt
  • Bầu 4 tháng bị viêm mí mắt có nguy hiểm không?
  • Làm đẹp khi mang thai 3 tháng giữa an toàn cho bà bầu