Bùn túi mật là gì?

Bệnh lý túi mật càng ngày càng tăng tại Việt Nam. Ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng sinh hoạt, công việc của bệnh nhân. Một trong số bệnh lý về túi mật, mọi người hay nhắc đến bệnh lý bùn túi mật. Vậy bùn túi mật là gì, cùng HoiBenh tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Bùn túi mật là gì? Bùn túi mật là gì?

Bùn túi mật là gì

Bùn túi mật đó là một hỗn hợp gồm nhiều chất kết thành như cholesterol, calci, bilirubin và nhiều hợp chất khác tích tụ trong túi mật gây nên, trong đó thành phần chủ yếu là cholesterol. Chúng thường xuất hiện do dịch mật bị ứ đọng lâu ngày trong cơ thể, hoặc do mất cân bằng thành phần cholesterol và acid mật.

Tình trạng này có thể dẫn tới một số bệnh trong túi mật như sỏi túi mật, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng như viêm túi mật, viêm đường mật, viêm tụy... ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bệnh nhân.

Phần lớn thì bùn túi mật không gây ra triệu chứng gì, khiến bạn không nhận ra. Bạn có thể chỉ vô tình phát hiện ra chúng khi được siêu âm trong một lần khám nào đó.

Nguyên nhân dẫn đến bùn túi mật

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng bùn túi mật.

  • Uống quá nhiều rượu bia nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe túi mật.
  • Chế độ ăn kiêng rất nghiêm ngặt, khiến bạn giảm cân nhanh chóng.
  • Những người mắc các bệnh gan mật, suy đa tạng, những người có tiền sử sỏi mật, đã phẫu thuật dạ dày, ghép tạng... có nguy cơ cao bị bùn túi mật.
  • Phụ nữ mang thai, thai to có nguy cơ gây áp lực lên túi mật, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bùn túi mật. Tuy nhiên, tình trạng bùn túi mật do mang thai thường sẽ tự biến mất sau khi thai kỳ kết thúc. Nên các mẹ không cần quá lo lắng quá.
  • Nguyên nhân ít gặp hơn, do dùng thuốc đào thải cholesterol máu vào dịch mật, hoặc mắc bệnh tại đường ruột làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu acid mật, dẫn đến hình thành bùn túi mật.

Biến chứng bùn túi mật

vicare.vn-bun-tui-mat-la-gi-body-1

Bùn túi mật diễn biến nặng hơn có thể làm tăng nguy cơ một số biến chứng dưới đây:

Viêm tụy cấp

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 74% những người bị viêm tụy không có nguyên nhân rõ ràng cũng đồng thời bị bùn túi mật.

Sỏi mật

Nhiều trường hợp có bùn túi mật sẽ phát triển thành bệnh sỏi mật. Hiện tượng sỏi mật có thể hình thành do sự tích tụ các tinh thể cholesterol rắn trong túi mật.

Viêm túi mật

Nếu dòng dịch mật bị ứ đọng do bùn túi mật tích tụ nhiều, túi mật có thể bị nhiễm trùng và sưng lên. Khiến bạn đau đớn, buồn nôn và đầy hơi... ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tắc ống dẫn mật

Bùn túi mật có thể tích tụ gần hoặc bên trong các ống dẫn mật, gây tắc ống dẫn mật. Tắc ống làm bạn đau đớn, nhiễm trùng, tăng nguy cơ hình thành sỏi mật...

Một số biện pháp phòng tránh bệnh bùn túi mật

Ăn đủ bữa, đúng bữa, đúng giờ

Nhiều người có thói quen bỏ qua bữa sáng, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng quan tâm sức khỏe bản thân hơn, ăn uống đầy đủ và đúng bữa, nhất là bữa sáng đừng để bỏ đói bản thân thêm lần nào nữa.

Uống đủ nước

Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ chất độc trong cơ thể dễ hơn, hạn chế các chất lắng đọng trong cơ thể, tuần hoàn cũng sẽ tốt hơn, hạn chế tình trạng lắng đọng sinh ra bùn túi mật.

Thit

Dinh dưỡng hợp lý:

Bạn nên có chế độ ăn hợp lý, cân đối dinh dưỡng và hạn chế thực phẩm giàu cholesterol. Cholesterol là nguyên nhân chính dẫn đến bùn túi mật, sỏi túi mật. Nên hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán nhiều, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn...

Nói không với chất kích thích, rượu bia

Rượu bia, chất kích thích là một trong những nguyên nhân gây bùn túi mật, biến chứng nặng lên thành sỏi túi mật. Vì thế, mọi người hãy hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, đồ uống có ga... để bảo vệ sức khỏe, nhất là túi mật của mình.

Không giảm cân cấp tốc

Không nên nôn nóng trong việc giảm cân, bạn phải thực hiện giảm từ từ. Bởi vì khi bạn sụt cân nhanh có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật. Tốt nhất là bạn nên giảm khoảng 0,5kg mỗi tuần, từ từ từng bước một.

Tăng cường tập luyện

Thường xuyên vận động thể lực, thể dục thể thao sẽ hạn chế được tích tụ, lắng đọng các thành phần gây sỏi túi mật.

Không nên ngồi lâu một chỗ

Lười vận động, ngồi một chỗ là nguyên nhân khiến chất lắng đọng tính tụ sinh ra bùn túi mật. Vì thế bạn cần hạn chế ngồi nhiều, nên đứng dậy đi lại sau khi làm việc liên tục 25 - 30 phút, nghỉ ngơi vận động khoảng 5 phút sau đó vào tiếp tục làm việc.

Xem thêm:

  • Viêm túi mật-Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sỏi mật
  • Có nên phẫu thuật ngay khi phát hiện sỏi túi mật không?
  • Đau dưới hạ sườn bên phải, sờ thấy căng, ấn vào thấy đau có phải là bệnh viêm túi mật không?