Bú bình và bú trực tiếp, mẹ nên chọn phương pháp nào?
Bộ y tế khuyến cáo nên để bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ vẫn phải bú bình. Vậy, bú bình thì có tốt với trẻ không? Bú bình và bú trực tiếp khác nhau như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể.
Bú bình và bú trực tiếp, mẹ nên chọn phương pháp nào?
Bộ y tế khuyến cáo nên để bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ vẫn phải bú bình. Vậy, bú bình thì có tốt với trẻ không? Bú bình và bú trực tiếp khác nhau như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể.
Khi nào thì bé phải bú bình?
Không phải khi nào bé cũng có thể được mẹ cho bú trực tiếp, nhiều trường hợp bé phải hoàn toàn dùng bằng sữa ngoài (bú bình) mới có thể lớn lên ví dụ:
- Nguyên nhân thường xảy ra nhất là do mẹ bị mất sữa hoặc không có sữa.
- Mẹ bị mắc các chứng bệnh nguy hiểm như: ung thư, viêm gan B, HIV, lao phổi...một số bệnh có thể nhiễm qua đường sữa của mẹ.
- Mẹ đang dùng thuốc điều trị một số bệnh như bệnh ung thư, trị bệnh bằng chất phóng xạ, thuốc ngủ loại barbituric,..hoặc một vài loại thuốc bôi ở ngực có độc gây hại cho bé.
- Có đôi khi mẹ phải cắt bỏ nhũ hoa nên cũng không thể cho bé bú..
- Khi ngực của mẹ bị nhiễm trùng, nứt vú, viêm vú,..bác sĩ cũng khuyên không nên cho bé bú trực tiếp.
Một vài trường hợp xuất phát từ chính ở trẻ sơ sinh
- Nhiều bé bị sứt môi, hở hàm ếch nên không thể ngậm ti mẹ để bú.
- Khi bé sinh non, thời gian đầu được nuôi trong lồng kính nên cũng không được bú trực tiếp mẹ.
- Đường tiêu hóa của bé có vấn đề khiến bé không chịu bú mẹ cũng là nguyên nhân bé phải bú bình.Ưu nhược điểm khi bé bú trực tiếp
Bú bình và bú trực tiếp đều có điểm tốt đối với trẻ, nhưng các bác sĩ vẫn khuyên mẹ nên cho bé bú trực tiếp trong điều kiện mẹ và bé hoàn toàn khỏe mạnh.
- Theo bác sĩ, lợi ích đầu tiên khi bé bú trực tiếp đó là dinh dưỡng bé nhận được luôn cao hơn. Theo nghiên cứu, trong 1 cữ bú sữa mẹ có tác dụng dinh dưỡng khác nhau, sữa đầu nhẹ hơn có tác dụng kích thích ngon miệng và giải khát cho bé. Sữa sau như bữa chính được tăng béo kết hợp với thời gian các dịch tiêu hóa, tụy mật được tiết ra để giúp bé tiêu hóa và hấp thụ chất, đặc biệt chất béo và năng lượng một cách hiệu quả nhất. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa bú bình (sữa mẹ được vắt ra để trong bình) và bú trực tiếp.
- Sữa mẹ chứa nhiều đạm whey giúp bé tiêu hóa tốt hơn khi bú bình (sữa hộp). Đây cũng chính là lí do các bác sĩ khuyên mẹ nên cho bé bú sữa mẹ 6 tháng đầu, vì sữa mẹ giúp bé phát triển, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe của bé lâu dài.
- Dưỡng chất có trong sữa mẹ luôn ở dạng hóa sinh giúp cho bé dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển niêm mạc não và hệ thống thần kinh.
- Ngoài ra khi bú trực tiếp bé còn được bảo vệ, phát triển răng hàm mặt, tai mũi họng,..và đặc biệt là bé cảm nhận được sự che chở từ mẹ, gắn kết tình mẫu tử và giúp mẹ làm đúng thiên chức làm mẹ của mình.
- Thực tế, bú sữa mẹ các bà mẹ còn có thể tiết kiệm nữa.Ưu điểm khi bé bú bình
- Mẹ sẽ biết được lượng sữa mà con bú và sắp xếp mọi việc chủ động hơn.
- Sữa ngoài hiện nay có rất nhiều sữa có tác dụng giúp bé tăng chiều cao, thể lực, trí thông minh,..
- Khi bé bú bình, bố cũng có thể cho con bú nên hoàn toàn có thể chia sẻ công việc với mẹ. Tình cảm gia đình được gắn kết hơn, bé còn cảm nhận được tình cảm từ bố.
- Nếu khi bé bú trực tiếp, có một số đồ ăn mẹ cần kiêng để tốt cho bé thì khi bé bú bình mẹ hoàn toàn có thể ăn thứ mình thích.
Tuy nhiên, khi bé bú bình sẽ gặp một số điều không tốt như
- Sức đề kháng của bé sẽ yếu hơn so với bú trực tiếp, bé dễ bị nôn mửa, tiêu chảy do các vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.
- Mẹ sẽ vất vả khi tìm được loại sữa phù hợp với con, cách pha sữa, cách bảo quản sữa..
- Và tất nhiên khi bú bình, mẹ sẽ tốn kém hơn so với cho bé bú trực tiếp.Bú bình và bú trực tiếp, phương pháp nào tốt hơn với trẻ? Đó là thắc mắc của rất nhiều mẹ, HoiBenh giải đáp như sau:
Ngày nay vì các loại sữa bột ở ngoài đã cải thiện được những hạn chế và có rất nhiều lợi ích đối với trẻ về dinh dưỡng, sức đề kháng, thị lực...nên khi các nhà khoa học tiến hành so sánh sự khác biệt giữa trẻ bú trực tiếp và bú bình thì không có sự chênh lệch quá lớn về khả năng cải thiện sức khỏe lâu dài.
Như vậy, HoiBenh đã giúp các mẹ hiểu hơn về sự khác nhau giữa bú bình và bú trực tiếp. Bù bình và bú trực tiếp đều có những ưu nhược điểm, tùy vào điều kiện của mẹ và con trẻ bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp tối ưu nhất đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Nếu trong trường hợp không thể cho con bú, bé không thể bú trực tiếp hoặc bú nhưng không tăng cân hay phát triển thì mẹ có thể cho bé bú bình cũng là giải pháp hiệu quả.