Bong gân chườm đá có đỡ không?

Bong gân là chấn thương có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày do chơi thể thao, chơi đùa, chạy nhảy hay bước hụt chân...và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vậy bong gân chườm đá có đỡ không? Nguyên nhân của bong gân là gì?

Bong gân chườm đá có đỡ không? Bong gân chườm đá có đỡ không?

Bong gân là chấn thương có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày do chơi thể thao, chơi đùa, chạy nhảy hay bước hụt chân...và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị bong gân cần phải xử lý kịp thời để tránh vết thương bị sưng viêm, phục hồi chậm. Không ít người có thói quen chườm đá khi bị bong gân. Vậy bong gân chườm đá có đỡ không? Nguyên nhân của bong gân là gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này.

Nguyên nhân của bong gân

Bong gân là tình trạng dây chằng để giữ vững khớp bị chấn thương, hiện tượng một hoặc nhiều dây chằng bị rách hoặc giãn. Thường các dây chằng đều có phạm vi cử động ở một giới hạn cho phép. Khi những dây chằng xung quanh bị căng quá giới giạn sẽ xảy ra tình trạng bong gân. Bong gân cổ chân và bong gân mắt cá chân là chấn thương thường gặp nhất.

Nguyên nhân của bong gân cổ chân là do bàn chân bị lật vào phía trong khiến cho khớp mắt cá chân lệch ra khỏi vị trí thông thường. Thường xảy ra khi té ngã, vận động mạnh hay đi giày cao gót. Bong gân tuy không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng tuy nhiên nó có thể khiến bạn đau đớn và bất tiện khi di chuyển làm hạn chế các hoạt động hàng ngày.

Nguyên nhân bong gân mắt cá chân là khi các dây chằng xung quanh giúp kết nối các xương bị chấn thương. Khi bạn vô tình cử động vặn hay làm xoay mắt cá chân đột ngột, làm cho dây chằng giữ xương mắt cá và khớp cổ chân bị rách hay giãn ra khiến cổ chân bị sưng hoặc bầm. Dây chằng, mạch máu và sụn có thể bị ảnh hưởng do bong gân.

Khi chơi các môn thể thao, hay đi bộ ở các bề mặt không bằng phẳng hay đi giày cao gót không đúng cách...đều có thể dẫn tới bong gân. Bong gân có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi nhưng dễ gặp hơn với vận động viên, những người bị sẵn một vài tổn thương, người cao tuổi, người béo phì...

vicare.vn-bong-gan-chuom-da-co-do-khong-body-1
Bong gân cổ chân và bong gân mắt cá chân là chấn thương thường gặp nhất

Biểu hiện của bong gân?

Bong gân thường có biểu hiện sưng, có thể bầm tím quanh vùng chấn thương, khớp căng cứng khó cử động. Bong gân chia làm 3 cấp độ

  • Bong gân nhẹ: dây chằng bị giãn ra nhưng không bị đứt hoặc rách
  • Bong gân vừa: một phần hoặc một chùm dây chằng bị rách
  • Bong gân nặng: dây chằng của khớp nào đó bị đứt

Khi bị bong gân có thể kèm theo chảy máu ở vùng xung quanh. Tùy mức độ nặng nhẹ mà mức độ chảy máu khác nhau. Hiện tượng chảy máu làm sưng, phù nề vùng khớp bị bong gân. Những vết bầm tím chính là do máu tụ lại khi sờ thấy nóng, ấn vào thấy đau.

Bong gân chườm đá có đỡ không?

Khi bị bong gân nhiều người có thói quen chườm đá, vậy bong gân chườm đá có đỡ không? Thực tế, rất nhiều người áp dụng và thấy có hiệu quả. Cảm giác tê lạnh có thể giúp bạn đỡ thấy đau. Chú ý, tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp đá với vùng bị tổn thương vì có thể khiến bị bỏng lạnh.

Khi bị bong gân, tuyệt đối không chườm nóng hay sử dụng dầu nóng. Vì bong gân có thể sẽ khiến vết thương chảy máu. Việc chườm nóng sẽ khiến tình trạng chảy máu nhiều hơn. Khớp có thể sưng và phù nề nhiều dẫn đến lưu thông máu kém, phục hồi chậm, cũng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng. Các phương pháp dân gian như bôi mật gấu hay bóp muối, chườm nóng cũng không nên áp dụng.

vicare.vn-bong-gan-chuom-da-co-do-khong-body-2
Bong gân chườm đá có đỡ nhưng không phải mọi trường hợp áp dụng đều mang lại hiệu quả tích cực

Chườm đá khi bong gân có thể thấy chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp lại cho kết quả ngược lại. Theo chuyên gia khoa học thể thao đến từ Men's Health là Julio Veloso đã chỉ ra, nguyên nhân của bong gân khi sử dụng cơ bắp quá mức, cơ thể có khả năng điều động một lượng hormone đến vùng bị thương để hỗ trợ hồi phục. Khi chườm lạnh có thể làm cản trở lượng máu lưu thông đến vùng tổn thương, khiến vết thương lâu lành. Khi bị bong gân để nhanh chóng phục hồi tổn thương thì cần làm một số bước:

  • Vận động nhẹ nhàng để máu và chất dinh dưỡng lưu thông tốt, vết thương nhanh lành
  • Nâng vết thương cao hơn một chút khi ngủ sẽ giúp bạn ngon giấc, dễ chịu hơn, cũng hạn chế được lượng máu dồn xuống giúp phục hồi nhanh.
  • Băng ép cẩn thận để mọi cử động của bạn không bị ảnh hưởng đến chấn thương
  • Bạn cũng có thể kết hợp điều trị bằng châm cứu

Vậy nên, bong gân chườm đá có đỡ. Nhưng, không phải mọi trường hợp áp dụng đều mang lại hiệu quả tích cực. Phương pháp này chỉ nên thực hiện khi bong gân ở mức độ nhẹ, tình trạng sưng viêm không quá nghiêm trọng. Khi sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau hỗ trợ bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Với tình trạng bong gân độ 3 phải phẫu thuật nối lại dây chằng mới phục hồi được.

Xem thêm:

  • Bong gân không nên ăn gì?
  • Cách điều trị bong gân hiệu quả nhất
  • Thời gian hồi phục và cách điều trị khi bị bong gân mắt cá chân