Bóng cười có phải là chất ma tuý không?

Khi hít bóng cười, người sử dụng có cảm giác hưng phấn, cười sảng khoái, cười khúc khích. Nhưng về lâu dài, bóng cười lại gây nên những tổn hại về sức khỏe khó có thể lường trước được. Trên thực tế, bóng cười có phải là chất ma túy không?

Bóng cười có phải là chất ma tuý không? Bóng cười có phải là chất ma tuý không?

Bóng cười có phải là chất ma túy hay không?

Bóng cười có hình dáng giống như những quả bóng bay bình thường. Bóng cười có chứa khí N2O, còn bóng bay có chứa không khí, đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại bóng này. Trong quá trình người sử dụng hít và thổi bóng cười, khí N2O sẽ đi vào cơ thể, khiến con người trở nên hạnh phúc, thoải mái, cười khúc khích, cười không kiểm soát. Đó là lý do vì sao khí N2O còn được gọi với cái tên khác là “khí cười”, còn quả bóng được bơm khí N2O được gọi là “bóng cười”.

Vậy bóng cười có phải là chất ma túy không? Trên thực tế, khí N2O có trong bóng cười không phải là chất ma túy vì không được liệt kê vào danh mục các chất ma túy do Chính Phủ ban hành. Không như những chất ma túy tổng hợp, bóng cười được tạo ra rất đơn giản, chỉ cần một dụng cụ bơm chuyên dụng, khí N2O sẽ được đưa vào quả bóng và tạo nên bóng cười, bóng sẽ xẹp xuống khi khí N2O trong quả bóng cạn kiệt.

HoiBenh.vn-bong-cuoi-co-phai-la-chat-ma-tuy-khong-body-2
Bóng cười có chứa khí N2O

Những tác động tiêu cực của bóng cười đối với người sử dụng

Mặc dù bóng cười gây nên những cảm giác hưng phấn, thoải mái, hạnh phúc ngay sau khi sử dụng; tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên, bóng cười lại tạo ra những hệ lụy khó mà lường trước được:

  • Gây ra cảm giác mê man, không minh mẫn: Bóng cười tạo cảm giác sảng khoái, cười khúc khích ban đầu nhưng dần dần cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái mê man, không minh mẫn; người dùng có cảm giác mờ mờ, ảo ảo khi mà khí cười ngấm vào cơ thể. Trong trường hợp này, người sử dụng bóng cười có thể bị lừa; gây nguy hiểm khi lái xe; đưa ra những quyết định thiếu chính xác.
  • Hít bóng cười thường xuyên gây nên tình trạng thiếu oxy ở não, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, tim mạch; gây hôn mê, thậm chí là tử vong do ngạt thở.
  • Vitamin B12 trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt khi sử dụng bóng cười trong một thời gian dài khiến dây thần kinh bị phá hủy, gây nên cảm giác đau ở ngón chân và ngón tay.
  • Cuối cùng, bóng cười cũng gây nên một số rối loạn tâm thần: Lo lắng, căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, mất hứng thú với công việc.

Hiện nay, bóng cười được sử dụng rộng rãi và hợp pháp như một hình thức giải trí tại các hộp đêm, quán bar và đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ. Tuy nhiên, mới đây, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã cấm sử dụng bóng cười, khí cười trên địa bàn thành phố cho mục đích giải trí; khí cười N2O vẫn được sử dụng bình thường trong công nghiệp.

Xem thêm:

  • Bóng cười - thú chơi tiêu khiển nguy hiểm đến sức khỏe
  • Ma túy mới "tem giấy" nguy hiểm nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi
  • Sự đáng sợ của ma túy đá qua tiếng nói của người trong cuộc