Bóc tách túi thai trong 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Bóc tách túi thai là hiện tượng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và được coi là một tình trạng dọa sảy nguy hiểm. Mẹ bầu có thể không giữ được thai nhi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, cung cấp những kiến thức cơ bản về bóc tách túi thai là rất cần thiết và quan trọng đối với mẹ bầu để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Bóc tách túi thai trong 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Bóc tách túi thai trong 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Bóc tách túi thai là hiện tượng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và được coi là một tình trạng dọa sảy nguy hiểm. Mẹ bầu có thể không giữ được thai nhi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, cung cấp những kiến thức cơ bản về bóc tách túi thai là rất cần thiết và quan trọng đối với mẹ bầu để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Hiện tượng bóc tách túi thai trong 3 tháng đầu là gì?

Bóc tách túi thai là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai. Tình trạng này có thể làm gián đoạn việc truyền dinh dưỡng, trao đổi chất và oxy từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai. Siêu âm thai có thể giúp phát hiện ra tình trạng bóc tách thai.

Hiện tượng này nếu xảy ra với những mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu thì được coi là một trong những nguy cơ dọa sảy thai. Thông thường hay xảy ra với những mẹ bầu hay sử dụng chất kích thích như thuốc lá, ma túy, rượu bia, thai phụ lớn tuổi, đã từng sinh non, bị cao huyết áp, u xơ tử cung, bệnh thận hay do bị tai nạn, té ngã, ... Tuy nhiên, có những trường hợp vẫn bị bóc tách túi thai dù không thuộc những đối tượng trên.

Nguyên nhân gây bóc tách túi thai

Các nguyên nhân của tình trạng này chưa được xác định cụ thể. Nhiều người cho rằng hiện tượng này là do người mẹ vận động mạnh, nhưng thực tế không phải vậy. Một số các yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ bóc tách túi thai được nghiên cứu và tổng hợp như sau:

  • Mẹ bầu có tiền sử bóc tách túi thai ở các lần mang thai trước.
  • Mẹ bầu sử dụng nhiều chất kích thích: rượu, thuốc lá, ... trong suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu bị các bệnh lý trong thai kỳ: cao huyết áp, huyết áp mãn tính hoặc bị tiền sản giật.
vicare.vn-boc-tach-tui-thai-trong-3-thang-dau-co-nguy-hiem-khong-body-1
  • Mẹ bầu bị rối loạn đông máu.
  • Mẹ bầu bị vỡ ối sớm.
  • Mẹ bầu có quá nhiều nước ối (đa ối).
  • Mẹ bầu đã bị chảy máu trước đó trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu mang đa thai (bóc tách thai đặc biệt hay gặp ngay sau khi em bé đầu tiên được chuyển dạ).
  • Mẹ bầu bị tai nạn, bị thúc vào bụng, hoặc có những chấn thương khác ở bụng.
  • Mẹ bầu đã mang thai nhiều lần hoặc lớn tuổi (nguy cơ tăng dần theo tuổi tác).
  • Tử cung mẹ bầu có bất thường hoặc bị u xơ (đặc biệt nếu bị xơ phía sau nơi nhau thai dính vào).

Những nguy hiểm có thể gặp phải khi gặp tình trạng thai bị bóc tách trong 3 tháng đầu

Với thai nhi dưới 20 tuần tuổi, hiện tượng bóc tách túi thai có thể dẫn đến hậu quả sảy thai. Sau 20 tuần tuổi, hiện tượng này vẫn có thể xảy ra và được gọi là nhau bong non.

Tùy vào tình trạng bóc tách và số tuổi của thai nhi, bác sĩ sẽ đánh giá về mức độ nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi. Tỷ lệ bóc tách càng cao, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọa vì hiện tượng này làm túi thai không bám tốt vào thành tử cung, nơi mà nhau thai sẽ phát triển để cung cấp chất dinh dưỡng từ mẹ cho sự phát triển của thai nhi.

Nếu mức độ bong khoảng 5 - 10%, và sau một thời gian theo dõi, chỗ máu tụ này không phát triển thêm thì khả năng giữ được thai rất cao. Tuy nhiên nếu mức độ bong khoảng 30%, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai lên tới 50%. Trong khi đó, mức độ trên 50% thì khả năng cao, thai nhi sẽ không giữ được.

Trong nhiều trường hợp, bóc tách túi thai có thể bị nhầm với tình trạng phát triển tự nhiên của túi thai. Vì trong những tuần đầu tiên thai kỳ, túi thai còn nhỏ và khoảng trống giữa túi thai với lòng tử cung có thể làm chẩn đoán nhầm là bong tách túi thai.

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra tốt hơn. Điển hình là thai chết lưu do túi thai bị bóc tách ra làm gián đoạn đường truyền chất dinh dưỡng và, oxy khiến thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển.

Các triệu chứng gặp phải khi bóc tách túi thai

Các dấu hiệu sau đây mẹ bầu cần phải lưu ý, và đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời xử lý

  • Chảy máu âm đạo. Khi phát hiện tình trạng chảy máu âm đạo, bà bầu đi siêu âm sẽ xác định được nơi tụ máu trên túi thai.
  • Xuất hiện các cơn co thắt đau đớn đột ngột và kéo dài ở vùng bụng dưới và tử cung. Vì vậy, khi gặp tình trạng này trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện để được kiểm tra.
  • Một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, ... mẹ bầu cũng cần đặc biệt lưu ý.

Xử trí như thế nào khi gặp tình trạng bóc tách túi thai?

vicare.vn-boc-tach-tui-thai-trong-3-thang-dau-co-nguy-hiem-khong-body-2

Đầu tiên, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi tình trạng cơ thể và khám thai theo đúng lịch của bác sĩ. Khi bắt đầu có các dấu hiệu bóc tách túi thai như đau bụng hay ra máu, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để thăm khám tình hình. Một khi đã phát hiện tình trạng bóc tách túi thai, bác sĩ sẽ có liệu trình phù hợp nhất với mẹ bầu, để giúp thai phụ ổn định sức khỏe.

  • Khi túi thai đã bắt đầu tách ra, sẽ không có phương pháp điều trị cụ thể nào. Bác sĩ sẽ căn cứ và mức độ bóc tách của túi thai và số tuổi của thai để đưa ra các chỉ định đối với mẹ. Nếu tình trạng ở thể nhẹ (mức độ bóc tách dưới 30%), mẹ bầu cần có một chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, dùng thuốc giảm co bóp tử cung và bổ sung nội tiết tố để mức độ bóc tách không tăng lên.
  • Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, hạn chế di chuyển và theo dõi các dấu hiệu, khám bác sĩ thường xuyên.
  • Theo dõi tình trạng bóc tách túi thai.
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn, nên ăn những món dễ tiêu như món hầm, cháo; tránh các đồ khó tiêu, tái sống dễ gây đầy bụng, tiêu chảy và táo bón để giảm co bóp đến phần bụng dưới.
  • Mẹ bầu cần giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng hay mệt mỏi thái quá sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và não bộ của trẻ. Trong giai đoạn này, mẹ cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động nhiều. Mẹ cũng nên tìm đến các phương pháp massage trị liệu để tránh đau nhức và được chăm sóc da cách tốt nhất.
  • Kiêng hoàn toàn quan hệ tình dục hoặc va chạm vào vùng bụng để tránh tử cung bị co bóp, kể cả trong những tháng sau khi tình trạng mẹ bầu đã trở lên tốt hơn.

Những món nên ăn để phục hồi nhanh khi bị bóc tách túi thai

  • Ăn củ gai tươi:

Củ gai tươi theo Đông y là loại thuốc có tác dụng giúp an thai và chữa bong màng nuôi, tụ dịch dưới màng, bong màng nuôi. Nhiều mẹ trong thai kỳ bị động thai, dọa sảy thai đã giữ được con nhờ củ gai. Mẹ dùng củ gai tối thiểu trong một tuần để cầm máu và giúp thai ổn định theo hướng dẫn sau:

3 ngày đầu: Mỗi ngày, rửa sạch 150g – 200g củ gai, để ráo rồi thái lát mỏng đun với 0,8 – 1 lít nước trong 30 phút, chia làm 2-3 lần/ngày.

4 ngày sau: Lấy 100g nấu lên uống thay nước lọc.

Phần xác sau khi đun vẫn ăn sạch, không nên vứt bỏ.

  • Lá khoai sọ:

Mẹ bầu lấy lá khoai sọ thái nhỏ phơi khô, mỗi ngày đem sắc với 400ml nước để cạn còn 100ml, uống ngày hai lần sẽ có tác dụng an thai.

  • Cháo cá chép

Cháo cá chép cũng có tác dụng an thai rất tốt, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi. Cá chép nấu cháo nên là cá tươi, thịt chắc, được làm sạch sẽ, khía trên mình cá rồi ướp mắm muối, gừng đập dập trong khoảng 20 phút để ngấm gia vị và khử được mùi tanh. Gạo nếp vo sạch cho vào nồi, cho cá vào, thêm nửa lít nước rồi hầm cho đến khi nhừ, nêm nếm thêm gia vị cho đến khi vừa ăn là được. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn cháo cá chép 1 lần, liên tục như vậy trong 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về hiện tượng dọa sảy thai
  • Phương pháp điều trị dọa sảy thai