Bọc răng sứ có tháo ra được không?
Sau một thời gian sử dụng răng sứ kim loại hay Titan thường bị đen viền nướu và dễ bị xỉn màu hoặc bị nứt gãy,... Bạn thắc mắc bọc răng sứ có tháo ra được không? Để có thể thay thế răng sứ mới tốt hơn với tính thẩm mỹ cao hơn. Câu trả lời sẽ có dưới bài viết sau đây.
Bọc răng sứ có tháo ra được không?
Sau một thời gian sử dụng răng sứ kim loại hay Titan thường bị đen viền nướu và dễ bị xỉn màu hoặc bị nứt gãy,... Bạn thắc mắc bọc răng sứ có tháo ra được không? Để có thể thay thế răng sứ mới tốt hơn với tính thẩm mỹ cao hơn. Câu trả lời sẽ có dưới bài viết sau đây.
1. Bọc răng sứ và quy trình bọc răng sứ
Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình thẩm mỹ cho hàm răng, giúp khắc phục các khuyết điểm về hình dạng và màu sắc của răng. Thường được chỉ định để phục hình răng thưa, hở kẽ, mọc lộn xộn, hô hoặc móm nhẹ, răng bị gãy, mẻ, vỡ, chết tủy, xỉn màu...
Quy trình bọc răng sứ trải qua các bước cơ bản sau đây:
- Thăm khám và tư vấn: Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng của bệnh nhân và tình trạng các răng cần bọc sứ. Sau đó tính toán tỷ lệ mài răng thích hợp cho từng chiếc răng. Căn cứ vào kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân kế hoạch điều trị cụ thể và hiệu quả sau khi phục hình. Nếu bệnh nhân đồng ý thực hiện, các bác sĩ sẽ tiến hành sửa soạn các răng để gắn răng sứ.
- Mài răng: Mục đích của việc mài răng là để tạo ra mặt tiếp xúc hoàn hảo giữa mão răng sứ và răng thật ở bên trong. Giúp mão răng sứ được cố định chắc chắn, sát khít vào trụ răng và không bị cộm cấn khi ăn nhai. Tỷ lệ mài chỉnh ở các răng có thể không giống nhau, trong một số trường hợp, nếu các răng bị sai lệch quá nhiều có thể phải lấy tủy trước khi mài răng.
- Lấy dấu hàm và chế tạo răng sứ: Sau khi mài chỉnh các răng cần bọc sứ, các bác sĩ sẽ tiến hành so màu răng và lấy dấu hàm để chế tạo răng sứ. Thời gian chế tạo răng sứ thường chỉ trong vòng 24 giờ.
- Gắn răng sứ: Bác sĩ gắn các răng sứ lên trên các răng đã được mài trước đó, cân chỉnh và kiểm tra tình trạng khớp cắn, nếu không có vấn đề sẽ cố định răng sứ vào trụ răng cho bệnh nhân. Quy trình bọc răng sứ hoàn tất.
2. Bọc răng sứ có tháo ra được không?
Dựa vào quy trình bọc răng sứ ta có thể thấy răng sứ lắp vào trụ của răng thật thường rất chắc chắn để phục vụ tốt cho ăn nhai mà không lo bị bung bật, lung lay. Tuy nhiên, khi cần thay mới hoặc tháo bỏ răng sứ thì nha sĩ sẽ có những biện pháp kỹ thuật riêng để xử lý giúp bạn. Vì thế có thể khẳng định là răng sứ hoàn toàn có thể tháo ra được dễ dàng nhờ bàn tay của nha sĩ.
Tuy nhiên, xin nhấn mạnh với bạn là để tháo được chụp răng sứ cần tiến hành khéo léo, đảm bảo kỹ thuật, nhẹ nhàng, không tổn thương, xâm lấn, không gây đau, không gây nhiễm trùng. Do đó, chọn được bác sĩ giỏi ở địa chỉ nha khoa uy tín là rất quan trọng.
Kỹ thuật bọc răng sứ đòi hỏi phải mài chỉnh răng thật thành các trụ nhỏ để tạo mặt tiếp xúc tối ưu với mão răng sứ được cố định bên trên. Các răng thật đã được mài chỉnh sẽ không thể trở về hình dáng ban đầu. Việc tháo dỡ răng sứ và không gắn lại ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng. Chính vì thế, bạn chỉ nên tháo dỡ răng sứ khi gặp phải vấn đề với chúng, điển hình như:
- Răng sứ bị nứt, gãy: Khả năng chịu lực của răng sứ rất cao, vượt trội hơn cả răng thật, thế nhưng chúng vẫn có thể bị nứt gãy khi gặp phải lực nhai cắn quá mạnh, va chạm, té ngã... Khi gặp phải tình huống này, bạn nên đến Nha khoa để bác sĩ thay răng sứ mới.
- Viêm nhiễm tại chỗ: Khi chiếc răng đã bọc sứ hoặc vùng mô nướu xung quanh bị viêm nhiễm, tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định tháo dỡ răng sứ để hỗ trợ điều trị. Khi bệnh đã được điều trị dứt điểm, bác sĩ sẽ gắn lại răng sứ cũ hoặc thay răng sứ mới tùy vào yêu cầu của bệnh nhân.
- Dị ứng với răng sứ: Đây là một tình huống rất hiếm gặp, chỉ xảy ra với một số ít bệnh nhân sử dụng răng sứ kim loại. Dòng răng sứ này có khung sườn làm bằng hợp kim, có thể gây kích ứng răng, nướu nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các kim loại thành phần. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tháo dỡ răng sứ cũ và thay bằng một loại răng sứ phù hợp hơn.
- Răng sứ bị đen viền nướu: Như đã đề cập ở trên, các dòng răng sứ kim loại có khung sườn được làm bằng hợp kim, dưới tác động của nước bọt và các chất có trong miệng, chúng có thể bị oxy hóa gây đen viền nướu răng. Lúc này, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và giá trị thẩm mỹ của hàm răng, bạn nên đến Nha Khoa để thay răng sứ mới.
- Răng sứ bị cong vênh, cộm cấn: Hầu như mọi sai sót trong quy trình bọc răng sứ từ khâu mài răng, lấy dấu hàm đến chế tác, gắn răng sứ đều có thể dẫn đến tình trạng răng sứ không sát khít với răng thật, cong vênh, gây cộm cấn cho bệnh nhân. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ tháo răng sứ để gắn lại đúng kỹ thuật hoặc thay mới hoàn toàn.
- Răng sứ bị đổi màu: Nếu không được phục hình đúng kỹ thuật hoặc chế độ chăm sóc, vệ sinh của bệnh nhân không được tốt, răng sứ có thể bị xuống màu sau một thời gian sử dụng, do đặc tính lý hóa của vật liệu hay nhiễm màu thực phẩm, thuốc lá... Giải pháp duy nhất cho tình huống này là thay răng sứ mới.
3. Nên thay thế răng sứ cũ bằng loại răng sứ nào?
Vấn đề bọc răng sứ có tháo ra được không? đã được giải quyết ở trên. Vậy khi tháo răng sứ cũ thì nên thay thế bằng loại răng sứ nào để đảm bảo chất lượng, thời gian sử dụng và tính thẩm mĩ cao? Theo lời khuyên của các nha sĩ dày dặn kinh nghiệm, một khi đã làm lại răng sứ mới, bạn nên cân nhắc làm lại răng toàn sứ. Vì dòng răng sứ này sở hữu được những ưu điểm nổi trội sau:
- Giá trị thẩm mỹ cao: Các dòng răng sứ toàn sứ được làm hoàn toàn bằng sứ, do đó chúng không gây đen viền nướu răng như các dòng răng sứ kim loại. Bên cạnh đó, màu sắc của chúng gần như không có sự khác biệt với răng thật tự nhiên, mang đến giá trị thẩm mỹ phục hình tối ưu cho mọi tình huống răng miệng.
- An toàn, lành tính với cơ thể: Không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao, các dòng răng sứ toàn sứ đã được chứng minh là an toàn, lành tính với cơ thể, không gây kích ứng răng, nướu.
- Độ bền chắc cao: Độ cứng chắc của răng sứ toàn sứ rất cao gấp khoảng 4 – 10 lần răng thật. Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, kể cả các loại thức ăn dai, cứng mà không phải quá kiêng khem.
- Tuổi thọ cao: Tuổi thọ của một chiếc răng sứ toàn sứ có thể lên đến hơn 20 năm, nhiều trường hợp còn có thể duy trì cả đời nếu được chăm sóc tốt, đúng cách.
- Ứng dụng linh hoạt: Với hiệu quả thẩm mỹ và độ cứng chắc cao, các dòng răng sứ toàn sứ có thể sử dụng cho mọi chiếc răng trong cung hàm.
Các loại răng toàn sứ như:
- Răng toàn sứ Cercon CAD CAM là một trong những đột phá cho một thế hệ răng sứ hoàn toàn mới. Toàn bộ quá trình từ thiết kế cho đến khi hoàn thành đều được tiến hành, tính toán và kiểm tra kỹ lưỡng trên máy tính. Chất liệu tạo nên răng sứ đó là zirconia là vật liệu công nghệ cao thường được sử dụng trong tàu vũ trụ, tạo các khớp trong y học..., cho độ chịu lực và độ bền rất cao. Với răng toàn sứ bạn hoàn toàn có thể yên tâm ăn nhai những đồ dai cứng mà không lo sứt mẻ hay tê buốt khi va chạm mạnh. Đây là những lý di khiến răng sứ toàn sứ trở thành thống trị của dòng răng sứ cao cấp.
- Răng toàn sứ Zirconia là loại răng sứ chế tạo thủ công truyền thống. Loại này ưu điểm là thẩm mỹ tốt nhưng chịu lực kém, giá cũng khá cao. Loại này ít được lựa chọn vì giá cả và chất lượng không phù hợp.
- Răng toàn sứ Zirconia CAD CAM. Loại sứ răng sứ này có tính thẩm mĩ tuyệt vời hơn mong đợi, luôn là sự lựa chọn hoàn hảo. Tương hợp sinh học rất tốt ,nhẹ và mỏng đồng nghĩa với mài răng ít nên an toàn cho tủy răng. Chịu lực tốt, Khi làm cầu răng dài tối đa mà vẫn ăn nhai thoải mái. Công nghệ tạo nên sự vượt trội đó là công nghệ CAD CAM scan mẫu 4D. Là sự lựa chọn tối ưu, thay thế tất yếu cho thế hệ sứ kim loại. Tuy nhiên giá thành còn khá cao vì đầu tư ban đầu lớn nguyên liệu nhập ngoại.
Các loại răng sứ nên trên chất lượng có thể nói là ngang nhau nhưng khác nhau về nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, Âu châu (Đức ,Thụy sĩ...) thực tế tiêu chuẩn của Mỹ và EU đều mang đến sự yên tâm, tin tưởng tuyệt đối. Khác nhau về ứng dụng trong quy trình sản xuất như: Công nghệ nano của E-max, tiện đa đầu trục của laser dental... nhưng không chứng minh được ưu điểm rõ ràng trên lâm sàng. Như vậy sự lựa chọn chính phụ thuộc vào nha sĩ và khách hàng đó đều là sự lựa chọn tối ưu nhất.
4. Cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ
Để không phải băn khoăn về vấn đề bọc răng sứ có tháo ra được không? tốn kém chi phí thay thế, thời gian đi lại thì các bạn cần lưu ý việc chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi bọc răng sứ. Góp phần giúp giúp cho hàm răng của bạn thêm chắc chắn và thẩm mỹ hơn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần thực hiện:
- Răng sứ cũng phải cần được chăm sóc như răng tự nhiên. Vì thế, bạn cần phải vệ sinh răng miệng thường xuyên, khoảng 2 – 3 lần/ngày. Sau khi đánh răng xong bạn cần súc miệng với nước muối hoặc dung dịch súc miệng.
- Dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn thừa mắc kẹt trong kẽ răng. Bạn nên hạn chế dùng tăm tre để xỉa răng, bởi chúng sẽ làm cho răng và nướu bị tổn thương.
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, Không đánh răng theo chiều ngang hoặc đánh răng quá mạnh tay. Nên đánh theo chiều đứng của răng.
- Từ bỏ thói quen nghiến răng từ bây giờ. Bởi vì, thói quen này sẽ khiến lớp sứ bị mài mòn, dễ bị sứt mẻ – gãy vỡ khi có lực tác động.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần, điều này sẽ giúp bạn và bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng của mô nướu – răng – xương hàm. Nếu có những bất thường, bác sĩ sẽ có hướng xử lý kịp thời.
Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi bọc răng sứ có tháo ra được không? Nếu muốn ngăn chặn các tình huống xấu hãy trồng răng sứ an toàn, hiệu quả ngay từ ban đầu. Hoặc khi phát hiện mắc phải các tình huống chúng tôi đã phân tích ở trên thì hãy nhanh chóng đến ngay các địa chỉ bệnh viện nha khoa uy tín để được tháo răng sứ và chỉnh sửa lại cho tối ưu nhất.
Xem thêm:
- Nên bọc răng sứ loại nào thì tốt?
- Bọc răng sứ ở đâu tốt?
- Bọc răng sứ được bao lâu? Cách chăm sóc sau khi bọc răng như thế nào?