Bọc răng sứ có phải lấy tủy không?
Nhiều bệnh nhân gần đây có nhu cầu phục hình răng bằng giải pháp bọc răng sứ, tuy nhiên, họ không biết rằng liệu bọc răng sứ có phải lấy tủy không và lấy tủy răng có đau không. Hãy cùng bài viết sau đây giải đáp trường hợp nào bọc răng sứ thì cần lấy tủy.
Bọc răng sứ có phải lấy tủy không?
Nhiều bệnh nhân gần đây có nhu cầu phục hình răng bằng giải pháp bọc răng sứ, tuy nhiên, họ không biết rằng liệu bọc răng sứ có phải lấy tủy không và lấy tủy răng có đau không. Hãy cùng bài viết sau đây giải đáp trường hợp nào bọc răng sứ thì cần lấy tủy.
1.Tủy răng là gì?
1 chiếc răng được cấu tạo bởi các lớp: lớp ngoài cùng là men răng, sau đó đến lớp ngà răng và lớp mô mềm phía trong cùng được gọi là tủy răng.
Trong khi hai lớp men răng và ngà răng có chức năng tạo ra hình dáng, kích thước răng để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai, thì tủy răng lại bao gồm mạch máu và dây thần kinh tương ứng, mang 2 vai trò chính là nuôi dưỡng răng và dẫn truyền các kích thích từ bên ngoài đến thân răng. Khi mang vai trò là dẫn truyền cảm giác, tủy răng thường gây ra cảm giác ê buốt hoặc một phần cảm giác về lực. Đây cũng là khu vực tập trung động mạch, tĩnh mạch, các mao mạch bạch huyết và hệ thần kinh của răng.
Nhìn chung, tủy răng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe răng miệng:
- Cho phép phát hiện ra các yếu tố gây hại đến sức khỏe của răng như thức ăn nóng – lạnh, bệnh sâu răng, hóa chất, chấn thương... thông qua cảm giác ê buốt.
- Nuôi dưỡng và sửa chữa lớp ngà răng khi gặp vấn đề.
- Duy trì sức sống của răng.
2. Giải đáp - bọc răng sứ có phải lấy tủy không?
Tủy răng được xem là “trái tim” của răng và lớp này được bảo vệ bởi 2 lớp chắc chắn bên ngoài là men răng và ngà răng, vì vậy rất ít khi gặp phải tổn thương. Trong mọi giải pháp nha khoa, người ta luôn tìm cách bảo tồn tủy răng hết mức có thể vì đây là nguồn dinh dưỡng chính đến răng, quyết định sự sống của răng. Giải pháp bọc răng sứ cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng đúng. Trong một số trường hợp, việc lấy tủy răng trước khi bọc răng sứ là cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn. Các trường hợp đó bao gồm:
- Sâu răng nặng dẫn đến viêm tủy: khi sâu răng phát triển, các tổ chức và mô răng sẽ dần bị phá hủy. Nếu như bạn không kịp phát hiện tình trạng này và điều trị kịp thời, sâu răng sẽ tấn công đến phần tủy răng sâu bên trong, gây ra viêm tủy. Bạn sẽ cảm nhận được cảm giác kích ứng và đau nhức dữ dội khi bị viêm tủy bởi nguyên nhân này.
- Răng gặp chấn thương, va chạm mạnh: các chấn thương lớn ở răng như mẻ, vỡ răng... sẽ có thể làm mất đi phần ngà răng bảo vệ, do đó tủy răng rất dễ chịu tác động tiêu cực và dẫn đến viêm nhiễm. Vì vậy. việc bọc răng sứ cần phải được điều trị tủy trước tiên.
- Răng mọc bất thường: nếu như răng của bạn bị hô, móm hoặc mọc lệch lạc và bạn đang có nhu cầu chỉnh hình răng thẩm mỹ bằng phương pháp bọc sứ, điều này dường như không đem lại hiệu quả nhiều bởi quá trình mài răng không phạm đến tủy. Vì vậy, để ép các răng vào một cung răng đều đặn và đúng chuẩn, răng phải được mài theo tỷ lệ định trước, thường sẽ phạm đến tủy. Chính vì vậy, tủy răng sẽ được xử lý trong trường hợp này để tránh gây đau nhức.
3. Lấy tủy răng có đau không – mối lo của nhiều người
Nếu như bạn không may mắn và rơi vào trường hợp phải lấy tủy răng trước khi bọc sứ, chắc hẳn bạn đang rất lo lắng không biết việc lấy tủy này có gây đau nhức không và ở mức độ nào.
Trong sự phát triển không ngừng của Y học hiện đại, dường như việc điều trị tủy đã không còn gây ra cảm giác đau đớn như những ngày trước. Thông thường, bệnh nhân sẽ được gây tê tại vùng răng cần thực hiện lấy tủy và suốt thời gian phẫu thuật, bạn sẽ ít có cảm giác đau. Tuy nhiên, thao tác rút tủy sẽ có ảnh hưởng đến cấu trúc răng và vì vậy, cảm giác đau nhẹ là không thể tránh khỏi.
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, cơn đau nhức sẽ trở lại nhưng mau chóng trôi qua.
Để tránh các cơn đau khi thực hiện lấy tủy, bạn cần lựa chọn các trung tâm nha khoa/bệnh viện có độ tin cậy cao cũng như được trang bị máy móc, công nghệ hiện đại để thực hiện bọc sứ hiệu quả, nhanh chóng mà không gây ra nhiều ê buốt. Thao tác mài răng từ máy cũng sẽ nhẹ nhàng hơn so với thủ công, rút ngắn thời gian bọc sứ sau lấy tủy.
4. Những lưu ý cần nhớ sau khi bọc răng sứ có lấy tủy
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Sau khi điều trị tủy răng và bọc răng sứ bảo vệ, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng và ưu tiên các loại thức ăn lỏng trong thời gian đầu sau lấy tủy. Các món quá lạnh/quá nóng hoặc có tính dai, cứng, vị chua cay... đều cần phải hạn chế trong khẩu phần ăn vì răng lúc này của bạn sẽ rất giòn, dễ gãy, bể...
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đây là điều bắt buộc đối với bất kỳ ai, đặc biệt là những đối tượng đã từng chữa tủy. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng thêm nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng.
Kiểm tra răng định kỳ
Ở năm đầu tiên sau chữa tủy bọc sứ, bạn nên khám định kỳ ít nhất 3 tháng 1 lần để đảm bảo tình trạng răng bình thường. Những năm tiếp theo, nếu không có bất thường, bạn có thể kiểm tra răng miệng 6 tháng 1 lần.
Như vậy, bạn đã biết bọc răng sứ có phải lấy tủy không và các vấn đề liên quan. Để tránh phải điều trị tủy khi bọc sứ, bạn hãy có những phương pháp bảo vệ, chăm sóc răng miệng hợp lý, tránh các bệnh răng miệng diễn biến nặng gây viêm tủy.
Xem thêm:
- Tại sao viêm lợi sau khi bọc răng sứ, cách khắc phục an toàn như thế nào
- Nên bọc răng sứ loại nào thì tốt?
- Bọc răng sứ ở đâu tốt?