Bộ Y tế đề nghị giữ nguyên quy định cấm quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đề xuất Chính phủ xem xét sửa Điều 7.4 Luật quảng cáo 2012, đưa giới hạn cấm quảng cáo cho các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho trẻ từ 24 tháng xuống cho trẻ 12 tháng. Điều này gây nhiều tranh cãi trong dư luận. /> Về vần đề này, Bộ Y tế đã có văn bản kiến nghị lên Chính phủ đề nghị giữ nguyên quy định trên để bảo đảm sức khỏe của trẻ em và phù...

Bộ Y tế đề nghị giữ nguyên quy định cấm quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ Bộ Y tế đề nghị giữ nguyên quy định cấm quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đề xuất Chính phủ xem xét sửa Điều 7.4 Luật quảng cáo 2012, đưa giới hạn cấm quảng cáo cho các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho trẻ từ 24 tháng xuống cho trẻ 12 tháng. Điều này gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

/> Về vần đề này, Bộ Y tế đã có văn bản kiến nghị lên Chính phủ đề nghị giữ nguyên quy định trên để bảo đảm sức khỏe của trẻ em và phù hợp với quốc tế.
Ngày 4/10/2016, Bộ Y tế đã có tờ trình số 979/TTr-BYT về việc xin giữ nguyên quy định “cấm quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi” tại Khoản 4 Điều 7 Luật quảng cáo.

vicare.vn-bo-y-te-de-nghi-giu-nguyen-quy-dinh-cam-quang-cao-san-pham-thay-sua
Bộ Y tế cho rằng, thực tế cho thấy khi tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ tăng thì doanh thu và lợi nhuận của các công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ sẽ giảm. Việc kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ đem lại cho các doanh nghiệp siêu lợi nhuận. Vì vậy các doanh nghiệp này không ngừng quảng cáo quá mức về tính ưu việt của sản phẩm như giúp trẻ cao lớn hơn, thông minh hơn, gia tăng sức đề kháng... khiến không ít bà mẹ nghĩ rằng để con thông minh và phát triển tốt thì phải cho con ăn sữa thay thế sữa mẹ.
Vì thế thay vì cho con bú sữa mẹ, họ lại lựa chọn cho con mình ăn các sản phẩm dinh dưỡng được chế xuất công nghiệp và kết quả là ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ cũng như làm giảm sức đề kháng, gia tăng bệnh tật ở trẻ.
Theo Bộ Y tế, với những kết quả VN đã đạt được bằng cam kết, quyết tâm chính trị của mình để nâng độ tuổi cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ từ 12 tháng lên 24 tháng, mới có hiệu lực thi hành được 2 năm, đang được cộng đồng quốc tế hoan nghênh, nếu bây giờ quay lại 10 năm trước đây, cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi là đi ngược lại với xu thế chung của thế giới...
Bộ Y tế nhấn mạnh: Chúng ta không nên nhầm tưởng sữa thay thế sữa mẹ là tốt hơn sữa mẹ. Sản phẩm dinh dưỡng tự nhiên – sữa mẹ mới là sản phẩm tốt nhất, không nên đánh đổi sức khỏe của trẻ em với lợi ích kinh tế trước mắt.

vicare.vn-bo-y-te-de-nghi-giu-nguyen-quy-dinh-cam-quang-cao-san-pham-thay-sua
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sữa mẹ cung cấp 100% nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu, 50% nhu cầu ấy cho giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi và 33% nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, tốt nhất cho trẻ, các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cũng đều là sản phẩm cố gắng mô phỏng theo công thức của sữa mẹ...

WHO, UNICEF, A&T cùng kiến nghị giữ nguyên quy định
Ba tổ chức quốc tế gồm WHO, UNICEF, A&T đã cùng gửi bức thư chung lên Chính phủ đề nghị giữ nguyên Điều 7.4 trong Luật Quảng cáo và cân nhắc nới rộng giới hạn cấm quảng cáo đối với thực phẩm, thức ăn cho trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi chiểu theo Nghị quyết số 69.9 của Hội đồng Y tế Thế giới.
Bức thư chung nêu rõ, đề xuất giảm giới hạn trong quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 24 tháng như đang được quy định trong Luật Quảng cáo, xuống dưới 12 tháng mặc dù được khối doanh nghiệp và một số bên ủng hộ, nhưng lại không phù hợp với các cam kết mà Việt Nam đã khẳng định với quốc tế, hơn nữa lại rất bất lợi cho sức khỏe của trẻ em Việt Nam.
Nếu như có bất cứ đề xuất điều chỉnh nào đối với Luật Quảng cáo năm 2012, thì điều chỉnh đó phải phù hợp với các điều khoản của Nghị quyết số 69.9 mới đây của Hội đồng Y tế Thế giới từ tháng 5 năm 2016 quy định chấm dứt mọi hoạt động quảng cáo thực phẩm cho trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Điều này sẽ giúp Việt Nam tuân thủ Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em, các nghị quyết của Hội đồng Y tế Thế giới, cũng như đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Xem chi tiết tờ trình số 979/TTr-BYT dưới đây.

Nguồn:
D.Hải
http://suckhoedoisong.vn/