Bổ sung kali khi mang thai – thiếu nguy hiểm, thừa phiền phức

Kali không cần quá nhiều nhưng luôn phải duy trì định mức nhất định vì đây là chất duy trì hệ thần kinh và giúp ổn định củng cố cơ bắp trong cơ thể. Hạ kali huyết là một chứng bệnh khá nguy hiểm khi mang thai do thiếu kali nên bà bầu cần hết sức cẩn trọng. Chú ý tới việc bổ sung kali khi mang thai đúng và đủ là cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro trong thai kỳ.

Bổ sung kali khi mang thai – thiếu nguy hiểm, thừa phiền phức Bổ sung kali khi mang thai – thiếu nguy hiểm, thừa phiền phức

Nguy hiểm vì thiếu kali khi mang thai

Trong thai kỳ việc bổ sung kali cho thai phụ là cực kỳ quan trọng vì thiếu kali có thể gây khá nhiều ảnh ưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và con. Hạ kali huyết chính là căn bệnh tiêu biểu nhất của chứng thiếu kali trong thai kỳ. Biểu hiện của căn bệnh này khá giống với các triệu chứng của việc ốm nghén khi mang thai nhưng hậu quả lại nghiêm trọng hơn hàng trăm lần. Mẹ bầu có thể bị suy thận từ tiền đề của việc thiếu kali, em bé khó khăn trong việc tạo và phát triển cơ bắp. Thêm vào đó kali ảnh hưởng lớn bến cơ bắp, tim nên có thể khiến bà bầu dễ bị sảy thai.

vicare.vn-bo-sung-kali-khi-mang-thai-thieu-nguy-hiem-thua-phien-phuc-body-1

Nếu thấy cái triệu chứng mệt mỏi, đau nhức cơ liên tục, nôn ói thời gian dài, đau bụng, tê cứng tay chân thì mẹ bầu cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế vì đây có thể là triệu chứng của việc hạ kali huyết.

Thiếu kali cũng có thể xảy ra rối loạn nhịp tim, suy tim hoặc giảm trương lực cơ đe doạ tới tính mạng của chúng ta nên bà bầu cần có các biện pháp bổ sung kali khi mang thai phù hợp để bảo vệ chính mình.

Thừa kali và những phiền phức

Không chỉ thiếu kali gây nguy hiểm mà dư kali trong thai kỳ cũng sẽ khiến bà bầu gặp rắc rối. Tăng kali máu là nguyên nhân dẫn đến tăng nhịp tim bất thường gây áp lực, tăng nhịp tim quá nhanh do tăng kali máu có thể dẫn đến tim ngừng đập đột ngột khiến thai phụ tử vong. Những biến chứng nhẹ hơn của tăng kali máu là gây tắc ruột và sinh ra nhiều biến chứng khác về tiêu hoá. Khi những biến chứng này xảy ra thai phụ cần được phẫu thuạt ngay lập tức để giảm thiểu khả năng tử vong, duy trì sức khoẻ của mẹ và đảm bảo thai nhi ổn định. Bà bầu cần bổ sung kali khi mang thai nhưng phải kiểm soát định lượng hợp lý để tránh bị tăng kali máu.

Cách bổ sung kali vừa đủ cho thai phụ

vicare.vn-bo-sung-kali-khi-mang-thai-thieu-nguy-hiem-thua-phien-phuc-body-2

Đối với người bình thường kali cần thiết cho việc duy trì chức năng của hệ thần kinh. Sử dụng kali hợp lý có thể giúp chúng ta ngăn được căn bệnh đột quỵ, giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, giảm các bệnh về thận và chống nguy cơ loãng xương. Bổ sung kali khi mang thai còn cần thiết hơn vì khoáng chất này cần cho cả mẹ và con. Lượng kali hợp lý được bổ sung mỗi ngày sẽ giúp cho việc tạo các cơ trong quá trình hình thành của bé được diễn ra thuận lợi. Những cơ này có thể là cơ bắp nhìn thấy hoặc các nhóm cơ ẩn trong cơ thể như cơ ruột.

Khi mang thai, bà bầu cần khoảng 8mg Kali mỗi ngày. Định lượng này có thể nhận được qua các món ăn như hải sản, chuối, khoai lang, cà chua, và các loại sữa. Rau cải bó xôi và các loại củ như cà rốt, củ cải đường cũng chứa nhiều kali nên bà bầu có thể ăn một chén các loại thực phẩm này mỗi ngày để bổ sung kali khi mang thai một cách tự nhiên.

Mẹ bầu cần tích cực tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của các loại thực phẩm mình ăn mỗi ngày để cân nhắc hợp lý và đảm bảo mình đang ăn những loại thực phẩm giàu kali mỗi ngày. Nếu nôn ói quá nhiều và không thể ăn được thì bà bầu cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn bổ sung kali bằng cách dùng thuốc.