Bố mẹ nên làm gì khi trẻ không chịu đi học mẫu giáo?
Trẻ không thích đi học hay không chịu đi học mẫu giáo là vấn đề khiến người lớn không ít đau đầu và phiền toái với các bé. Vậy nếu trẻ không chịu đi học mẫu giáo thì các mẹ nên làm gì để cải thiện điều ấy?
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ không chịu đi học mẫu giáo?
Nhiều bậc cha mẹ hay than vãn rằng con mình không thích hay không chịu đi tới mẫu giáo khi đã đủ tuổi. Điều này gây ra cho người lớn không ít đau đầu và phiền toái với các bé. Vậy nếu trẻ không chịu đi học mẫu giáo thì các mẹ nên làm gì để cải thiện điều ấy?
Tại sao trẻ không chịu đi học mẫu giáo?
Khi bắt đầu đi học, tâm lý của trẻ có sự chuyển biến rõ rang. Trong giai đoạn đầu, các bé thường hào hứng, thích thú vì trẻ tò mò, muốn tìm hiểu với chuyện được đi mẫu giáo. Nhưng sau đó vài tuần, các mẹ có thể thấy thái độ của bé đã thay đổi hoàn toàn, khi trẻ bắt đầu khóc và không chịu đi mẫu giáo nữa. Ngoài ra, bé còn thể hiện rõ thái độ của bản thân như: không chịu hợp tác với bố mẹ, mè nheo...
Các mẹ quá bao bọc bé , ít để trẻ cơ hội được tiếp xúc với môi trường mới bên ngoài gia đình. Đây là nguyên nhân dẫn tới việc trẻ không chịu đi học mẫu giáo. Thêm vào đó, giai đoạn đầu đưa các bé đi học, các mẹ không tránh khỏi cảm giác lo lắng, suy nghĩ, không biết bé có làm quen và thích nghi được với môi trường mới hay không?
Mẹo giúp trẻ chấp nhận việc đi học dễ dàng
Các mẹ nên cho trẻ tự lập và đi mẫu giáo khi còn nhỏ. Độ tuổi từ 18 tháng tới 24 tháng tuổi là độ tuổi phù hợp bắt đầu cho trẻ đi học mẫu giáo. Một báo cáo chứng minh, trẻ được cho tự lập và đi học sớm thường ít quấy khóc và cũng thích nghi với môi trường mới nhanh hơn những bé khác. Đây cũng là giai đoạn bé tự khám phá và thay đổi thế giới quan của mình, nếu cho bé đi học sớm, trẻ sẽ tiếp thu được nguồn kiến thức và kỹ năng mới nhanh và tốt hơn.
Các mẹ nên để trẻ từ từ làm quen trước với môi trường mới. Để tránh để các bé bỡ ngỡ hay lo sợ trước thời điềm chính thức nhập học, các bậc cha mẹ nên dành thời gian ít nhất 2 tuần trước đó, dẫn bé đi đến trường mẫu giáo, làm quen qua thầy cô và cách bạn. Thêm vào đó, các mẹ nên giải thích dễ hiểu và ngắn gọn của mẹ về lớp học, cũng như các hoạt động vui chơi để trẻ cảm thấy thích thú hơn. Đây như là một đệm, giúp các bé hòa nhập dễ dàng hơn với môi trường mới..
Cha mẹ nên đồng nhất thời gian biểu cho các bé ở nhà và ở trường. Các bé nên được rèn luyện vào một lịch cụ thể, tránh gây xáo trộn thói quen ở trẻ. Khuyến khích các mẹ tham khảo thời gian biểu ở nơi bé học, để từ đó giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với môi trường học trên lớp của bé.
Trò chuyện với bé trước ngày đi học chính thức là cách giúp bé chấp nhận dễ dàng chuyện phải đến lơp. Các bé nên được có 1 khoảng thời gian để chuẩn bị tâm lý trước những thay đổi mới. Và với cương vị là người mẹ, các bạn nên trò chuyện với các bé, cũng như giải thích nhũng chuyện sắp xảy ra. Đây là phương pháp giúp giảm thiểu áp lực, lo lắng khi trẻ không chịu đi học mẫu giáo.
Bố mẹ không nên lấy giáo viên để đe dọa bé. Khi thấy trẻ không nghe lời, nhiều bố m liền lấy cô giáo ra làm hình mẫu đe dọa các cháu, ép các cháu nghe lời. Điều này vô tình khiến các bé trở nên lo sợ chuyện đi học, sợ tiếp xúc và gặp gỡ cô giác, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các bé.
Nếu các mẹ đã làm tất cả những điều trên, mà trẻ vẫn không chịu đi mẫu giáo, thì người lớn nên tìm hiểu lý do các bé không đi có phải từ phía cô giáo và nhà trường để có thể tìm ra giải pháp tốt nhất.