Bố mẹ có nên theo dõi chức năng nghe của trẻ sơ sinh?

Sàng lọc khiếm thính là gì, khi nào nên thực hiện? Bố mẹ có nên theo dõi chức năng nghe của trẻ sơ sinh? Có những cách kiểm tra thính giác cho bé nhanh nào mà bố mẹ có thể thực hiện? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ có trong bài viết này.

Bố mẹ có nên theo dõi chức năng nghe của trẻ sơ sinh? Bố mẹ có nên theo dõi chức năng nghe của trẻ sơ sinh?

1. Sàng lọc khiếm thính là gì, khi nào nên thực hiện?

Trước khi tìm hiểu bố mẹ có nên theo dõi chức năng nghe của trẻ sơ sinh hay không, chúng ta sẽ cùng xem sàng lọc khiếm thính là gì và khi nào nên cho bé thực hiện kiểm tra này.

Sàng lọc khiếm thính sử dụng máy để đo âm ốc tai (OAE) cho trẻ sơ sinh giúp đánh giá chức năng của ốc tai. Phương pháp đo âm ốc tai này không ảnh hưởng đến sức nghe hay tai cũng như sức khỏe của bé, không gây đau.

Thường với trẻ sơ sinh thì việc sàng lọc khiếm thính nên thực hiện trong khoảng thời gian sau 24 giờ đến 72 giờ sau sinh. Lý do là một số nghiên cứu cho thấy sau 2 ngày thì tỷ lệ đo lại lần 2 giảm thấp còn 5 – 6 % so với thực hiện sàng lọc sau 1 ngày tuổi là 11%.

2. Bố mẹ có nên theo dõi chức năng nghe của trẻ sơ sinh hay không?

Bố mẹ có nên theo dõi chức năng nghe của trẻ sơ sinh hay không? Câu trả lời là nên. Việc kiểm tra thính giác sơ sinh không xác định được tất cả các khả năng bé nhà bạn có thể bị mất thính giác sau này. Đôi khi, các bé chỉ có dấu hiệu rõ ràng về vấn đề thính giác khi bé bắt đầu học nói trong năm đầu tiên, thậm chí nhiều năm sau đó lúc bé bắt đầu đi học.

vicare.vn-bo-me-co-nen-theo-doi-chuc-nang-nghe-cua-tre-so-sinh-body-1
Bố mẹ nên theo dõi chức năng nghe của trẻ sơ sinh

Bạn nên nhớ rằng bé có thể không chú ý tiếng ồn xung quanh mình nhưng vẫn có thính giác bình thường. Trường hợp bé nhà bạn ngủ cả khi có tiếng chuông cửa hay tiếng chó sủa thì chỉ chứng tỏ bé mệt, cần được nghỉ ngơi. Nếu các bậc cha mẹ muốn tự kiểm tra thính giác của bé thì tốt nhất để làm điều đó là khi bé tỉnh táo.

3. Một số cách kiểm tra thính giác cho bé nhanh mà bố mẹ có thể thực hiện

Bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bố mẹ có nên theo dõi chức năng nghe của trẻ sơ sinh. Vậy làm sao bạn có thể theo dõi, kiểm tra chức năng nghe của bé? Dưới đây là một số cách giúp bạn kiểm tra thính giác của bé theo độ tuổi:

Bé từ 1-3 tháng tuổi

Bố mẹ hãy quan sát xem con có quay về phía những âm thanh quen thuộc hay không. Ví dụ, tiếng ồn của máy hút bụi. Con của bạn có thể nằm yên, lắng nghe tiếng ồn khi nó bắt đầu.

Bởi kỹ năng nghe và nói được liên kết với nhau nên từ bốn tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu phát ra những âm thanh bi bô cũng như những âm thanh khác. Việc bạn trò chuyện hay hát cho con thường xuyên để khuyến khích bé cười khúc khích với mẹ mình. Những lúc như vậy, bạn hãy tắt điện thoại, radio hoặc TV để bé có thể nghe rõ mẹ, tập trung vào những gì mẹ đang nói.

Từ 4 - 6 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, bé nên có một số động tác điều khiển đầu. Bạn hãy thử gọi tên bé để xem bé có quay về phía mình không. Bé sẽ nhìn mặt bạn khi bạn nói chuyện với bé. Ngoài ra, thời gian này bé cũng có thể đảo mắt hay đầu để tìm kiếm một âm thanh thú vị.

vicare.vn-bo-me-co-nen-theo-doi-chuc-nang-nghe-cua-tre-so-sinh-body-2
Bố mẹ có thể kiểm tra thính lực cho con với những bài kiểm tra đơn giản

Từ 6 - 10 tháng tuổi

Từ 6 - 10 tháng tuổi, các bé phản ứng dễ dàng với tên của mình cũng như những âm thanh quen thuộc. Bên cạnh đó, các bé cũng có thể phản ứng với những tiếng động yên tĩnh nếu như không bận rộn với những thứ khác.

Từ 10 - 15 tháng tuổi

Từ 10 - 15 tháng tuổi, con bạn sẽ có thể chỉ vào một vật thể quen thuộc trong một cuốn sách ảnh khi được bạn yêu cầu. Hơn nữa, bé cũng có thể nhận thấy những âm thanh phát ra từ một căn phòng khác cũng như có thể trả lời những từ như "bye bye" mà không cần bạn nhắc bé bằng cách vẫy tay.

Trường hợp bé nhà bạn không phản ứng với bất kỳ thử nghiệm nào trong số các thử nghiệm trên hay bạn không chắc chắn, muốn có ý kiến thứ hai thì nên nói chuyện với bác sĩ. Việc bé không phản ứng với các thử nghiệm đó có thể chỉ là bé mất thính giác tạm thời do cảm lạnh hay viêm tai giữa mà bé có thể mắc phải trong vài năm đầu đời hay chỉ đơn giản là bé quá mải mê với một cái gì đó.

Xem thêm:

  • Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu thì bố mẹ nên làm gì?
  • Trẻ 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đúng chuẩn?
  • Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cực nhanh và an toàn