Biểu hiện dễ nhận biết nhất của ung thư dạ dày

Là căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở cả nam và nữ - ung thư dạ dày đang có dấu hiệu trẻ hóa do các thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Sau đây là các biểu hiện dễ nhận biết nhất của ung thư dạ dày theo khuyến cáo của các chuyên gia.

Biểu hiện dễ nhận biết nhất của ung thư dạ dày Biểu hiện dễ nhận biết nhất của ung thư dạ dày

Là căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở cả nam và nữ - ung thư dạ dày đang có dấu hiệu trẻ hóa do các thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Dưới đây là các biểu hiện dễ nhận biết nhất của ung thư dạ dày theo khuyến cáo của các chuyên gia.

Tìm hiểu về ung thư dạ dày

Dạ dày (tên gọi khác: bao tử) là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, có chức năng chứa/nghiền thức ăn và thấm dịch vụ phân hủy thức ăn trước khi thức ăn chuyển xuống tiêu hóa thành chất dinh dưỡng/chất thải ở ruột.

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào ung thư (ác tính) xuất hiện ở dạ dày, sau đó lan rộng ra các khu vực khác trong cơ thể. Theo thống kê của JARC (Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu) – mỗi năm thế giới ghi nhận hơn 870 ngàn người mắc mới ung thư dạ dày và khoảng 650 ngàn người tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hàng chục ngàn ca mắc và tử vong. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.

vicare.vn-bieu-hien-de-nhan-biet-nhat-cua-ung-thu-da-day-body-1

Biểu hiện điển hình dễ nhận biết của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có các biểu hiện điển hình như:

Đi ngoài ra máu

Đây là biểu hiện điển hình và rõ rệt nhất cảnh báo ung thư dạ dày. Máu lẫn trong phân, có màu sậm cho thấy khối u hình thành đã tác động tới hệ tiêu hóa của người bệnh. Hiện tượng này sẽ không xảy ra độc lập mà thường đi kèm các triệu chứng khác (được liệt kê bên dưới). Khi thấy các triệu chứng xuất hiện gần nhau, cần nghĩ ngay tới nguy cơ ung thư dạ dày và phải đi khám ngay để phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân

Cũng như các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa, ung thư dạ dày gây sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân. Do chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, người bệnh bị ung thư dạ dày khó tiêu hóa thức ăn/ hấp thụ dưỡng chất. Vì thế, cân nặng sụt giảm rõ rệt.

Tiêu hóa kém

Với sự phát triển của khối u trong dạ dày, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng trực tiếp. Biểu hiện rõ nhất là khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng kéo dài. Có người bị táo bón (dù ăn nhiều rau, uống nhiều nước), đi ngoài thấy xót/rát hậu môn, phân có mùi tanh hôi, ...

Đau bụng/ Buồn nôn

Các cơn đau bụng kéo dài có nguyên nhân do các tổn thương bên trong dạ dày. Khi dạ dày tiếp xúc với thức ăn, các cơn đau này sẽ được kích hoạt. Khi dạ dày trống rỗng (chưa ăn/đói) các cơn đau này cũng xuất hiện vì các tổn thương tiếp xúc với nhau.

Cơn đau dai dẳng kéo dài khiến người bệnh dễ mệt mỏi. Để phân biệt với đau bụng thông thường – các cơn đau cảnh báo ung thư dạ dày thường xuất phát ở khu vực chính giữa bụng (dưới xương ức) và gần xương sườn, sau đó lan ra vùng bụng. Đi kèm với các cơn đau là cảm giác buồn nôn, ợ chua.

Các dấu hiệu ung thư dạ dày không đến rời rạc mà thường có sự xuất hiện đồng thời/xen kẽ. Tuy nhiên điều nguy hiểm là những dấu hiệu trên rất dễ nhầm với viêm dạ dày/đau dạ dày/loét dạ dày. Với ung thư dạ dày, các dấu hiệu tiến triển ngày càng nặng, các biện pháp chữa trị viêm loét thông thường không đáp ứng. Cần nghĩ ngay tới việc đi khám sàng lọc khi thấy những dấu hiệu trên – điển hình là đi ngoài ra máu.

Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi nếu tế bào ung thư mới xuất hiện trong niêm mạc dạ dày và chưa di căn sang các bộ phận khác. Việc phát hiện và sàng lọc sớm ung thư dạ dày sẽ quyết định tới hiệu quả điều trị cũng như khả năng hồi phục/thời gian sống thêm của người bệnh.

vicare.vn-bieu-hien-de-nhan-biet-nhat-cua-ung-thu-da-day-body-2

Ai dễ mắc ung thư dạ dày?

Người bị nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) cực kì “ưa thích” môi trường axit dạ dày vì nó cần rất ít oxy. Khi sinh sống trong dạ dày, vi khuẩn này có thể sản sinh ra các chất độc tố làm ảnh hưởng/tổn thương niêm mạc dạ dày, thậm chí có thể gây viêm dạ dày/viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn HP ở trong dạ dày càng lâu thì nguy cơ bị ung thư dạ dày càng cao. Thực tế có tới 60-80% người bệnh ung thư dạ dày được xác định là có liên quan đến loại vi khuẩn này.

Ngoài dạ dày, vi khuẩn HP còn ký sinh ở các vị trí khác như răng miệng, nước bọt và có thể lây nhiễm qua đường ăn uống/ hôn/ sinh hoạt tình dục. Cần vệ sinh răng miệng và quan hệ tình dục an toàn. Nếu mắc bệnh viêm loét dạ dày/tá tràng thì rất cần khám/nội soi định kì để kịp thời phát hiện bệnh.

Người có thói quen ăn mặn/ăn nhiều thực phẩm đóng gói (chế biến sẵn)

Ăn mặn/ ăn quá nhiều thực phẩm được chế biến sẵn là cách “mời gọi” căn bệnh này một cách nhanh chóng và dễ dàng. Trong các loại thực phẩm hun khói, ngâm dấm, muối (dưa, cà) hoặc thực phẩm qua nhiều công đoạn chế biến sẽ dễ sản sinh ra các chất nitrates, nitrites – chúng có thể được vi khuẩn HP biến đổi thành các chất mới gây nguy cơ ung thư dạ dày. Ngoài ra, ăn các loại thực phẩm bị mốc/ để lâu ngày cũng sễ mắc ung thư dạ dày vì trong các thực phẩm này có chứa chất afltoxin từ các loại nấm mốc kí sinh trên thức ăn.

Người hút nhiều thuốc lá/ sử dụng nhiều rượu bia

Chất kích thích có trong thuốc lá và rượu bia ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và loét dạ dày, hệ tiêu hóa. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng nếu hút thuốc lá, nguy cơ ung thư dạ dày – ung thư phổi tăng lên tới 42% (tương tự với nghiện rượu).

vicare.vn-bieu-hien-de-nhan-biet-nhat-cua-ung-thu-da-day-body-3

Tiền sử gia đình

Ung thư dạ dày không di truyền 100%. Nhưng các thống kê cho thấy nếu gia đình có người thân ruột thịt (ông bà/bố mẹ/anh chị em ruột) đã từng mắc căn bệnh này thì khả năng mắc bệnh của người đó cũng sẽ cao hơn. Khả năng di truyền của ung thư dạ dày chỉ khoảng 10%. Nếu gia đình có người mắc bệnh này thì cần khám định kỳ, sàng lọc sớm để phát hiện sớm và có cách điều trị hiệu quả.

Người bị thừa cân béo phì

Hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản rất phổ biến ở những người thừa cân/ béo phì làm phát sinh tình trạng viêm loét dạ dày – thực quản. Lâu dần, những tổn thương lành tính này sẽ dần tiến triển thành tổn thương ác tính, gây ung thư dạ dày.

Cách phòng tránh hiệu quả

  • Kiểm soát cân nặng hợp lý
  • Chế độ ăn khoa học (ít dầu mỡ/chất béo/thực phẩm chế biến sẵn; tăng chất xơ/tinh bột...)
  • Thường uyên nội soi/kiểm tra dạ dày – đặc biệt với người nhiễm vi khuẩn HP
  • Khám sàng lọc định kì để phát hiện sớm bệnh

Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi ở giai đoạn sớm. Càng phát hiện muộn, bệnh càng khó chữa và tỉ lệ chữa khỏi là rất thấp. Phòng bệnh ngay từ hôm nay với những thói quen nhỏ nhất để đảm bảo cho sức khỏe tương lai – đó là cách mà mọi người nên thực hiện để không bị căn bệnh này “hỏi thăm”.

Xem thêm:

  • Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển: “Tôi không ngờ mình hồi phục nhanh vậy”
  • Những biểu hiện ung thư dạ dày không thể bỏ qua từ cơ thể và mắt thường
  • Bệnh loét dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị