Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại và cách điều trị dứt điểm bệnh

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại và cách điều trị bệnh khá đa dạng, người bệnh cần tuân theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ về những biểu hiện của bệnh trĩ ngoại và cách điều trị dứt điểm bệnh, mời bạn cùng đón đọc.

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại và cách điều trị dứt điểm bệnh Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại và cách điều trị dứt điểm bệnh

Bệnh trĩ là tên gọi bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ ngoại thường phổ biến hơn trĩ nội, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra những khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày cho bệnh nhân. Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại và cách điều trị bệnh khá đa dạng, người bệnh cần tuân theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ về những biểu hiện của bệnh trĩ ngoại và cách điều trị dứt điểm bệnh, mời bạn cùng đón đọc.

1. Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Trĩ ngoại và trĩ nội được phân biệt dựa trên vị trí hình thành của búi trĩ. Búi trĩ được hình thành do các tĩnh mạch ở hậu môn giãn ra và phòng lên, vị trí búi nằm phía bên ngoài đường lược được gọi là trĩ ngoại. Búi trĩ nằm phía trong đường lược được quy về nội trĩ. Mỗi loại trĩ có những cách điều trị khác nhau nên y học mới phải phân định rõ hai loại này. Ngoài ra có những bệnh nhân vừa mắc ngoại trĩ vừa mắc nội trĩ thì được gọi chung là trĩ hỗn hợp.

HoiBenh.vn-benh-tri-ngoai-và-cach-dieu-tri-body-2
Trĩ ngoại và trĩ nội được phân biệt dựa trên vị trí hình thành của búi trĩ

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh trĩ nói chung và ngoại trĩ nói riêng là do gia tăng áp lực ổ bụng trong các trường hợp bệnh kéo dài: ho mãn tính, táo bón kinh niên, tiêu chảy thường xuyên,...Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như người phải ngồi lâu do tính chất công việc, người bị bị stress kéo dài, phụ nữ sau sinh nở hoặc đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng giãn quá mức cũng gây ra búi trĩ.

3. Biểu hiện chủ yếu của bệnh trĩ ngoại

Biểu hiện của bệnh trĩ nói chung đa phần là cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nóng rát, đau đớn và vùng hậu môn bị sưng nhiều. Thậm chí, bệnh có thể gây chảy máu kéo dài gây thiếu máu mạn tính hoặc vỡ búi trĩ gây thiếu máu cấp tính. Mặc dù bệnh trĩ không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó gây lại rất nhiều phiền toái và diễn tiến nặng hơn cho bệnh nhân nếu không được điều trị dứt điểm.

Bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết vì có thể cảm nhận được khối phồng ở nếp hậu môn, sờ mềm, có giới hạn rõ. Trĩ ngoại sinh ra từ nhiều nguồn gốc, tùy thuộc vào đó mà trĩ ngoại có những biểu hiện khá khác nhau.

  • Trường hợp trĩ do tụ máu: Thường búi trĩ có màu sẫm, bề mặt khi sờ vào khá cứng, ấn nhẹ sẽ rất đây, thường trĩ sẽ tự khỏi sau một thời gian nhưng đôi khi búi trĩ cũng biến chứng mưng mủ gây nứt hậu môn.
  • Trường hợp trĩ do viêm nhiễm phần hậu môn: biểu hiện đầu tiên là bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa và rất rát phần hậu môn, cảm giác khó chịu mỗi lần đi đại tiện. Phần da ở hậu môn khi bệnh diễn biến nặng sẽ bị xung huyết và sưng lên khá to.
  • Trường hợp do căng tĩnh mạch: biểu hiện chính là khu vực hậu môn có đám rối tĩnh mạch lồi lên, sờ vào có một lớp da khá dày tạo thành búi.

4. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất

Bệnh trĩ có rất nhiều cách để điều trị, riêng trĩ ngoại có một cách giải quyết triệt để đó là phẫu thuật. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên rằng, trừ khi trĩ ngoại giai đoạn cuối hoặc viêm nhiễm thì nên phẫu thuật cắt trĩ, các trường hợp còn lại vẫn ưu tiên điều trị nội khoa vì phẫu thuật mang lại rất nhiều rủi ro cho bệnh nhân. Nắm được những biểu hiện bệnh trĩ ngoại và cách điều trị, người bệnh sẽ không cần phải phẫu thuật.

Khi bắt đầu có biểu hiện của bệnh trĩ thì bạn nên đi khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện có uy tín để các chuyên khoa tiêu hóa đưa ra lời khuyên cụ thể tùy vào mức độ và phân loại của bệnh. Để phòng ngừa hoặc giảm bớt đi phần nào mức độ của bệnh bạn cần có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như: ăn nhiều chất xơ, tránh ngồi xổm nhiều, tránh các chất kích thích rượu bia.

HoiBenh.vn-benh-tri-ngoai-và-cach-dieu-tri-body-3
Ăn nhiều chất xơ để giảm mức độ bệnh trĩ

Người ta thường dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặt để bôi lên vùng bị tổn thương có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc này có hoạt chất giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm, song chỉ giảm bớt các triệu chứng chứ không điều trị triệt để nguyên nhân

Các phương pháp phẫu thuật hiện nay thường được áp dụng nhiều nhất: chích xơ, thắt dây thun, đốt, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo... riêng bệnh trĩ ngoại thì phẫu thuật cắt trĩ. Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ ngoại tuân theo một số nguyên tắc nhất định như cắt bỏ từng búi trĩ cùng với phần da niêm phủ lên trên, bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới. Sau khi cắt, hai mép vết thương có thể được khâu đóng hay để hở. Khâu đóng theo chiều dọc đối với búi trĩ nhỏ và đối với búi trĩ lớn hay trĩ vòng, khâu đóng theo chiều ngang.

Bệnh trĩ ngoại không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng cho bệnh nhân. Người bệnh cần nắm rõ những biểu hiện của bệnh trĩ ngoại và cách điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để chấm dứt bệnh sớm và lấy lại sự thoải mái trong cuộc sống.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh trĩ
  • Bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì
  • Bệnh trĩ: 8 biện pháp đơn giản giúp giảm đau tại nhà