Biểu hiện bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên
Lo âu, buồn phiền là câu chuyện rất bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, ở độ tuổi trẻ mới lớn đây lại là vấn đề đáng quan tâm. Áp lực học tập, bạn bè, thầy cô, bố mẹ, chuẩn mực xã hội có thể khiến các bé rơi vào tình trạng trầm cảm. Vậy, biểu hiện bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên?
Biểu hiện bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên
Trầm cảm ở thanh thiếu niên là gì?
Trầm cảm ở thanh thiếu niên là một căn bệnh rất nghiêm trọng đối với lứa tuổi chuẩn bị trưởng thành. Bởi nó ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc, suy nghĩ và cả hành vi hàng ngày của các em. Trầm cảm ở thanh thiếu niên tuy không phải là một biến chứng từ bệnh trầm cảm ở người lớn nhưng nó là căn bệnh không hề đơn giản.
Thông thường, trầm cảm ở người lớn thường do di truyền hoặc gặp các chấn động tâm lý. Nhưng trầm cảm ở độ tuổi thanh thiếu niên được các bác sĩ chuyên khoa cho rằng nó là dấu hiệu của các vấn đề bên ngoài tác động như: Áp lực thi cử, bị bạn bè xa lánh, áp lực gia đình và thậm chí là do sự thay đổi các cơ quan vào tuổi dậy thì khiến nhiều bạn trẻ trở nên căng thẳng. Trầm cảm ở thanh thiếu niên được chia thành mức độ khác nhau và có dấu hiệu khác nhau.
Trầm cảm ở độ tuổi này có hai dạng là trầm cảm chính và rối loạn trầm cảm nặng. Căn bệnh này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Thông thường, tình trạng trầm cảm của thanh thiếu niên được điều trị bằng thuốc men hoặc tư vấn tâm lý.Biểu hiện trầm cảm ở thanh thiếu niên
Trầm cảm ở thanh thiếu niên cũng được phát hiện qua biểu hiện cụ thể bên ngoài hành động, cử chỉ của các em. Thanh thiếu niên bị trầm cảm thường có phản ứng khác so với người lớn khi bị trầm cảm. Ví dụ như biểu hiện tức giận kéo dài của các em. Trong quá trình học tập, gặp phải một số vấn đề khó khăn chúng thường có biểu hiện nóng nẩy, thể hiện sự tức giận bằng cách la hét, đập phá đồ đạc hoặc một số điều tương tự như vậy.
Biểu hiện trầm cảm còn thể hiện ở việc nhiều đứa trẻ luôn cảm thấy buồn bã mà không đưa ra được lý do cụ thể. Thích ngồi 1 mình trong 1 góc tối, luôn cảm thấy mình là người không có giá trị, mất hứng thú với công việc, học tập, vui chơi hoặc các buổi tụ tập với đám đông.
Thêm nữa, tình trạng này còn được phát hiện qua những thay đổi trong thói quen sinh hoạt. Nhóm này bắt đầu thay đổi thói quen ngủ, chúng thường ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít. Đồng thời chúng thường ăn nhiều hơn. Một số thanh niên đối phó với chứng trầm cảm bằng cách ăn uống cật lực, không kiểm soát
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên quan tâm đến biểu hiện các bạn thanh thiếu niên thường bị ám ảnh bởi tự tử hay cái chết. Nếu trò chuyện xung quanh vấn đề này, cảm xúc của họ sẽ bị hỗn loạn, lo lắng, bất an. Trầm cảm ở thanh thiếu niên là vấn đề phức tạp. Khi phát hiện con em mình có vấn đề này thì hãy đưa chúng đến xin tư vấn từ các chuyên gia tâm lý để được điều trị kịp thời.