Biểu đồ tăng trưởng: Phép đo của bé

Biểu đồ tăng trưởng là gì?Tại mỗi kỳ kiểm tra sức khỏe, bác sĩ hoặc y tá đo chiều dài, trọng lượng, và vòng đầu của bé, và sau đó đánh dấu

Biểu đồ tăng trưởng: Phép đo của bé Biểu đồ tăng trưởng: Phép đo của bé

Tại mỗi kỳ kiểm tra sức khỏe, bác sĩ hoặc y tá đo chiều dài, trọng lượng, và vòng đầu của bé, và sau đó đánh dấu những con số trên bảng xếp hạng của các dãy bình thường đối với trẻ cùng tuổi và cùng giới tính. Mục đích, để bạn biết được bé đang ở nhóm nào. (Biểu đồ gần đây nhất gồm cả trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và trẻ sơ sinh bú sữa ngoài.)

Biểu đồ tăng trưởng cho thấy mức độ tăng trưởng đầy đủ của trẻ ở từng độ tuổi cụ thể. Ví dụ, biểu đồ chiều cao của một bé gái 2 tháng tuổi cho thấy chiều cao từ thấp nhất đến cao nhất. Nếu con gái 2 tháng tuổi của bạn trong phân vi thứ 50, có nghĩa là bé ở giữa và có chiều cao trung bình so với tuổi của mình.

vicare.vn-Bieu-do-tang-truong-phep-do-cua-be-body-3

Nếu bé của bạn sinh non, bác sĩ sẽ đếm bằng cách sử dụng tuổi thai để vẽ con số của bé lên biểu đồ. Ví dụ, nếu bé được sinh trong 4 tuần đầu, con số sẽ được so sánh với trẻ sinh đủ tháng - những đứa trẻ hơn 4 tuần.

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng vô ích về tỷ lệ phần trăm. Xếp hạng phần trăm trong biểu đồ tăng trưởng không giống như lớp ở trường học. Đánh giá phần trăm thấp hơn không có nghĩa là con bạn có vấn đề gì đó.

Cả cha và mẹ thấp hơn so với trung bình và con lớn lên cũng thấp như thế. Điều đó hoàn toàn bình thường nếu đứa trẻ đó luôn được xếp trong nhóm thứ 10 với chiều cao khi bé lớn lên.

Đo phân vi là hướng dẫn chung để giúp bạn và bác sĩ đánh giá sự phát triển của bé. Điều quan trọng là bé vẫn đang tăng trưởng tốt.

Hãy nhớ rằng con bạn là một cá nhân và phát triển ở tốc độ của riêng chúng. Có rất nhiều hình dạng và kích thước khỏe mạnh ở trẻ em. Di truyền học, cách thức hoạt động của bé, vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Các bác sĩ tìm kiếm cái gì?

Con bạn được theo dõi bằng đường cong tăng trưởng riêng biệt và bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng bé nằm trên đường cong đó. Bác sĩ của bạn phải chắc chắn liệu bé có đang tăng cân một cách thích hợp (không tăng quá nhanh), và để ý đến trọng lượng để chắc chắn rằng bé không quá nặng so với chiều cao cơ thể. (việc đó có thể chỉ ra những vấn đề cân nặng bất thường.)

Thay vì lựa chọn số một phần trăm, bác sĩ nhìn vào những phép đo với nhau để xem mô hình tăng trưởng chung. Đôi khi tăng trưởng tự nhiên tăng vọt hay chậm tăng có thể khiến những con số khác nhau một chút, nhưng thường là con bạn sẽ có trong khoảng phần trăm tương tự giữa chiều cao và cân nặng.

vicare.vn-Bieu-do-tang-truong-phep-do-cua-be-body-2

Một vài mô hình phát triển khác nhau có thể báo hiệu một số vấn đề. Ví dụ, nếu con bạn đang ở trong nhóm thứ 10 với chiều cao và 90% cân nặng, nghĩa là cân nặng của bé có vấn đề. Như vậy tức là bé cao hơn 10 phần trăm so với những đứa trẻ cùng tuổi, nhưng bé lại nặng hơn 90 phần trăm so với chúng. Trẻ có thể đi qua giai đoạn dậy thì để có tỷ lệ chiều cao trên trọng lượng thích hợp, hoặc bác sĩ xem xét lý do tại sao cân nặng lại không cân đối với cao.

Tương tự như vậy, nếu cân nặng của bé nhà bạn liên tục ở khoảng phân vi thứ 60 trong tất cả các đợt kiểm tra sức khỏe và đợt kiểm tra tiếp theo bé trong phân vi thứ 30, bác sĩ của bạn chắc chắn sẽ muốn biết lý do tại sao bé không phát triển cùng tốc độ như trước đó.

Các bác sĩ thường sử dụng biểu đồ tăng trưởng khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho rằng các bác sĩ sử dụng bảng xếp hạng của Tổ chức Y tế thế giới cho hai năm đầu đời của bé để có được những thông tin mới nhất và chính xác nhất.

Khi bé nhà bạn lên 2, bác sĩ có thể sẽ sử dụng biểu đồ tăng trưởng của CDC.

Tất cả các bảng xếp hạng cho thấy chiều dài (hoặc chiều cao) trong cả inch và cm và trọng lượng ở cả pound và kg.

Làm thế nào các bác sĩ lấy được số đo của con tôi?

Bởi vì một inch hoặc một pound có thể tạo nên sự khác biệt khá lớn trong khi ở các biểu đồ, con bạn được đo rất cẩn thận. Sẽ khó khăn để có được con số đáng tin cậy và chính xác - đặc biệt là nếu trẻ cứ cựa quậy không yên! - Nhưng hầu hết các bác sĩ và y tá có kinh nghiệm trong chuyện đó.

Các bác sĩ hoặc y tá có ba phép đo:

Cân nặng

Sau khi bạn cởi hết tất cả quần áo của bé - đúng rồi, không tã lót - bác sĩ hoặc y tá đặt bé lên cân (hoặc một cái cân truyền thống hoặc một cái mô hình điện tử). Trọng lượng được đo theo pound cho ounce gần nhất hoặc kg thứ mười gần nhất.

Chiều cao

Khi bé nằm xuống, các bác sĩ hoặc y tá đo từ đỉnh đầu đến điểm cuối cùng của gót chân. Một số bác sĩ sử dụng thiết bị đặc biệt với một tấm ván ở đầu giường và bực ván để chân di động cho kết quả chính xác hơn.

Chu vi đầu

Để đo đầu, các bác sĩ hoặc y tá đặt một băng đo linh hoạt ở đầu bé có chu vi lớn nhất - phía trên lông mày và tai, quanh sau đầu nơi nó dốc lên từ cổ.

vicare.vn-Bieu-do-tang-truong-phep-do-cua-be-body-1

Tại sao kích thước đầu của bé lại là vấn đề đáng quan tâm? Bởi vì kích thước của hộp sọ phản ánh sự phát triển của não bộ.

Vì vậy, nếu não bộ của bé không phát triển hoặc phát triển bình thường, chu vi vòng đầu sẽ thay đổi. Mặt khác, nếu hộp sọ phát triển quá nhanh chóng, biết đâu là dấu hiệu của vấn đề như tràn dịch não (sự tích tụ các chất lỏng trong não). Cả hai điều kiện có thể không chắc, nhưng cũng không thể bác bỏ

Nếu đầu trẻ sơ sinh không cân đối, lớn hơn so với bình thường, không cần lo lắng nếu đầu bé trông to như của bạn. Hãy xem xét tỷ lệ trong gia đình bạn: Nếu bạn hoặc bạn đời của bạn có đầu lớn (hay nhỏ), thì bé nhà bạn cũng có thể chứ.

Tôi có thể theo dõi sự phát triển của con tôi ở nhà?

Có chứ, mặc dù không được chính xác như khi bác sĩ hoặc y tá thực hiện. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ còn có thể khắc phục những sai lầm của bác sĩ hay nắm bắt các vấn tăng trưởng sớm hơn. Nếu bạn muốn thì hãy thử:

Cân. Nếu bạn không có cân chuyên dụng cho trẻ, thì bất kỳ một chiếc cân chính xác nào cũng đều làm được. Đơn giản chỉ cần ôm bé nằm yên và bước lên cân. Viết số cân nặng . Sau đó đặt bé xuống và cân chính mình. Trừ đi số cân nặng của bạn là có được trọng lượng gần đúng của bé.

vicare.vn-Bieu-do-tang-truong-phep-do-cua-be Bạn có thể theo dõi cân nặng của con bạn tại nhà

Đo chiều cao:. Đặt bé xuống và căng thước đo từ đỉnh đầu đến điểm dưới cùng của gót chân. Dễ dàng nhất nếu có ai đó giúp đỡ bởi vì bạn sẽ cần phải nhẹ nhàng kéo thẳng chân bé để đo. Số đo của bạn có thể sẽ không được chính xác giống như các bác sĩ, nhưng bạn cũng đã có được một con số nào đó tương đối.

Đo chu vi đầu. Quấn thước đo mềm xung quanh đầu, ở trên lông mày và tai, và vòng xung quanh sau đầu. Mục đích là để đo đầu vào vùng có chu vi lớn nhất.

Khi bạn đã có các phép đo, nhập chúng vào máy tính phần trăm tăng trưởng để so sánh bé với các bé khác cùng tuổi.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

Nguồn: Baby Center