Biểu đồ tăng cân của bà bầu chuẩn khoa học bạn nên tham khảo ngay!

Tăng cân là một hiện tượng rất bình thường ở mọi mẹ bầu trên thế giới. Tuy nhiên, nếu như tăng quá ít hoặc tăng quá nhiều cân đều sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Vậy tăng cân như thế nào là trong mức an toàn của mẹ? Mời bạn cùng HoiBenh tham khảo biểu đồ tăng cân của bà bầu chuẩn sau đây.

Biểu đồ tăng cân của bà bầu chuẩn khoa học bạn nên tham khảo ngay! Biểu đồ tăng cân của bà bầu chuẩn khoa học bạn nên tham khảo ngay!

Tăng cân là một hiện tượng rất bình thường ở mọi mẹ bầu trên thế giới. Tuy nhiên, nếu như tăng quá ít hoặc tăng quá nhiều cân đều sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Vậy tăng cân như thế nào là trong mức an toàn của mẹ? Mời bạn cùng HoiBenh tham khảo biểu đồ tăng cân của bà bầu chuẩn sau đây.

1. Tại sao mẹ bầu lại tăng cân?

Việc tăng cân của mẹ trong thai kỳ là một tiến trình bình thường và được đánh giá dựa trên hai tiêu chí chính là cân nặng của mẹ tăng bao nhiêu và cân nặng của thai nhi tăng bao nhiêu. Thông thường, số kg cân nặng tăng sẽ tập trung nhiều ở vùng bắp đùi, hông, mông và 2 bên cánh tay. Đây cũng là hình thức dự trữ năng lượng của mẹ để phục vụ cho việc cho con bú sau khi sinh.

Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng cân khi mang thai là sự thay đổi từ bên trong cơ thể để nuôi dưỡng bào thai, được thể hiện qua một số hiện tượng như:

  • Hoạt động tuần hoàn máu tăng cường.
  • Tăng tích trữ nước và chất lỏng nói chung trong cơ thể.
  • Bầu ngực tăng trọng lượng.
  • Sự hình thành túi nước ối và nhau thai.

Tuy rằng cân nặng của mẹ có thể tăng hoặc giảm, nhưng nếu điều này diễn ra quá đột ngột đều là dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì thế, việc biết về biểu đồ tăng cân của bà bầu là cực kỳ cần thiết để mẹ tiện theo dõi cân nặng của mình.

vicare.vn-bieu-do-tang-can-cua-ba-bau-chuan-khoa-hoc-ban-nen-tham-khao-ngay-body-1

2. Tham khảo biểu đồ tăng cân của bà bầu

Biểu đồ tăng cân chuẩn theo chỉ số BMI

Cân nặng của mẹ bầu trên thực tế sẽ có sự khác nhau rất lớn, vì thế, việc tăng bao nhiêu cân là phù hợp thường sẽ được các bác sỹ xác định dựa trên chỉ số BMI của mẹ trước khi mang thai.

Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = (trọng lượng cơ thể)/(bình phương của chiều cao); trong đó, trọng lượng được tính theo đơn vị kg và chiều cao được tính theo đơn vị m.

Dựa trên chỉ số này, các bác sỹ thường sẽ đưa ra một số nhận định sau:

  • Nếu chỉ số BMI của mẹ quá thấp (< 18.5), mẹ quá gầy và quá trình mang thai cần phải tăng từ 13kg đến 18kg.
  • Chỉ số BMI nằm ở mức trung bình từ 18.5 đến 26, mẹ chỉ nên tăng khoảng 12kg đến 16kg là phù hợp.
  • Chỉ số BMI ở mức hơi cao từ 26 – 29, điều này cho thấy mẹ bị thừa cân, do đó quá trình mang thai chỉ nên tăng từ 7kg đến 12kg.
  • Chỉ số BMI cao hơn 29, mẹ đang ở mức cân nặng báo động và chỉ được tăng từ 5kg đến 9kg để đảm bảo sức khỏe.

Biểu đồ tăng cân của bà bầu theo từng giai đoạn

Việc tăng cân không thể diễn ra quá đột ngột nhưng cũng không giống nhau ở các giai đoạn thai kỳ. Theo đó, cân nặng thay đổi của mẹ theo từng giai đoạn là:

Tam cá nguyệt thứ nhất

Giai đoạn này gồm 3 tháng đầu của thai kỳ (tính từ kỳ kinh cuối cùng của mẹ). Theo các bác sỹ, mẹ phải tăng ít nhất 450 gram mỗi tháng và cao nhất là 700 gram. Điều này có nghĩa là cuối tháng thứ 3, mẹ phải có số cân nặng tăng từ 1.5kg đến 2.5kg. Muốn đảm bảo được mức tăng này, mẹ phải cung cấp cho cơ thể mỗi ngày thêm 200 calo.

Tam cá nguyệt thứ hai

Cơ thể của mẹ trong giai đoạn giữa thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6) phải tăng từ 5kg đến 6.5kg và lúc này, sự phát triển của thai nhi cũng trở nên rõ rệt hơn.

Mẹ cần chú ý bổ sung thêm hơn 300 calo mỗi ngày so với nhu cầu bình thường để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Tam cá nguyệt thứ ba

Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của mẹ là cao nhất, chính vì thế cân nặng trong thời điểm này cũng tăng một cách mạnh mẽ nhất. Ở tuần thứ 28, một thai phụ bình thường có thể tăng thêm đến 9kg và ở tuần 36 thậm chí lên đến 12kg.

Bảng tăng cân của mẹ bầu theo tháng

Việc theo dõi cân nặng theo từng giai đoạn có thể khó khăn và đôi khi mẹ sẽ không thể kiểm soát tốt. Vì thế, bạn cũng có thể tham khảo thêm biểu đồ tăng cân của bà bầu theo tháng (tính theo mỗi 4 tuần) ở bảng dưới đây:

vicare.vn-bieu-do-tang-can-cua-ba-bau-chuan-khoa-hoc-ban-nen-tham-khao-ngay-body-2

3. Việc tăng quá ít/quá nhiều cân trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Không phải tự nhiên mà mọi bà bầu đều được khuyến cáo phải theo dõi cân nặng của mình trong thai kỳ. Nếu như bạn tăng quá ít hoặc quá nhiều cân đều sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Tăng quá ít cân ảnh hưởng gì đến thai nhi?

  • Bé sinh ra bị thiếu cân hoặc có thể sinh non.
  • Quá trình tiết sữa sau khi sinh bị hạn chế, không có đủ sữa cho con bú.
  • Chu kỳ kinh nguyệt thông thường sẽ có sự phụ thuộc tương đối vào tỉ lệ giữa mỡ và cơ trong cơ thể cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vì thế, nếu chỉ số BMI quá thấp, mẹ sẽ có nguy cơ sảy thai khá cao.

Mẹ tăng nhiều cân sẽ gặp phải vấn đề gì?

  • Khó sinh và bé sinh ra có trọng lượng lớn, dễ xảy ra vấn đề về tiểu đường.
  • Dễ bị trĩ và rạn bụng, một số vấn đề ở vùng xương chậu.
  • Bị són đái, khó chịu, sinh nhiệt lớn hơn so với các bà bầu khác.
  • Phù chân, đau chân và đau lưng, đi lại khó khăn.
  • Tăng nguy cơ tiền sản giật, bệnh tiểu đường, thai nghén...
  • Mỡ sẽ chèn ép lên nhiều cơ quan quan trọng như tim, gan, thận và ảnh hưởng chức năng của chúng.

Bài viết này đã cung cấp đến bạn đọc biểu đồ tăng cân của bà bầu một cách chi tiết và chuẩn khoa học nhất, giúp bạn dễ dàng kiểm soát cân nặng trong suốt quá trình mang thai.

Xem thêm:

  • Mức tăng cân chuẩn cho bà bầu trong từng giai đoạn thai kì
  • Bà bầu tăng cân từ tháng thứ mấy?
  • Tốc độ tăng cân của bà bầu theo chu kỳ thai