Biến chứng thường gặp của bệnh sởi ở người lớn

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây truyền thành dịch và thường hay gặp ở trẻ em. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp gặp ở người lớn và gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Biến chứng thường gặp của bệnh sởi ở người lớn Biến chứng thường gặp của bệnh sởi ở người lớn

Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm, do virus thuộc họ Paramyxoviridae và thuộc chi Morbili virus gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp nên rất dễ lan thành dịch. Sau khi bị nhiễm virus, đáp ứng miễn dịch giảm nên dễ gây ra các biến chứng trên cơ thể người bệnh.

Độ tuổi mắc sởi chủ yếu là trẻ em, người lớn sẽ ít khi mắc sởi hơn, nhưng bệnh sởi ở người lớn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Theo báo điện tử Nhân Dân, vào cuối năm 2018 và đầu năm 2019, tỉ lệ mắc sởi ở người lớn tại Việt Nam cao hơn cùng kỳ mọi năm. Theo cục Y tế dự phòng, thì các trường hợp mắc sởi ở độ tuổi trưởng thành là chủ yếu rơi vào các trường hợp chưa đáp ứng miễn dịch hoặc những người chưa tiêm phòng đầy đủ.

Các triệu chứng của bệnh sởi ở người lớn

Người lớn rất ít khi nhiễm sởi là do đa số thường nhiễm lúc nhỏ, từ đó cơ thể có miễn dịch và không bị mắc lại nữa. Tuy nhiên nhiều người vẫn mắc sởi ở độ tuổi trưởng thành do chưa có miễn dịch, khi mắc sởi, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Sốt cao, có thể sốt từ 38-40 °C.
  • Ho khan.
  • Đau đầu, mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
  • Viêm kết mạc, viêm mũi, chảy nước mũi.
  • Sợ ánh sáng.
  • Xuất hiện những nốt nhỏ xíu bên trong miệng nơi gò má. Đặc điểm của các nốt: Kích thước nhỏ, trung tâm nốt có màu xanh trắng, những nốt này có tên là nốt Koplik.
  • Trên thân mình xuất hiện các đốm đỏ, phẳng, mọc chồng lên nhau.
  • Chán ăn, rối loạn chức năng của ruột...
HoiBenh.vn-benh-soi-o-nguoi-lon-body-2
Trên thân mình xuất hiện các đốm đỏ, phẳng, mọc chồng lên nhau

Các triệu chứng bệnh sởi ở người lớn xuất hiện theo giai đoạn của bệnh, có thể phân chia bệnh sởi theo các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh:

Triệu chứng thấy rõ ràng nhất đó là chảy nước mũi và viêm kết mạc. Thân nhiệt tăng cao, có thể lên đến 40 °C. Bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu kèm theo như ho khan, viêm phế quản... Nhiệt độ tăng cao vài ngày sau đó sẽ giảm đi, tuy nhiên đến ngày thứ 5, nhiệt độ sẽ tăng trở lại do sự xuất hiện của các ban. Từ ngày thứ hai của bệnh, sẽ xuất hiện các dấu hiệu nhận biết điển hình đó là nốt Koplik.

  • Giai đoạn hình thành phát ban:

Thông thường vào ngày thứ năm, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy các ban trên cơ thể, chúng lây lan khắp cơ thể, bắt đầu mặt, sau đó xuống cổ, vai, gáy, chân tay...

  • Giai đoạn phục hồi:

Sau khi ban lặn, nhiệt độ cơ thể cũng giảm dần về mức bình thường. Tại chỗ nổi ban sẽ xuất hiện hiện tượng bong da, đôi khi có vết bầm tím nhỏ.

Sự khác biệt của bệnh sởi giữa người lớn so với và trẻ em

  • Nhiệt độ cơ thể lên rất cao. Có thể đạt ngưỡng 40- 40.5 °C.
  • Có sự suy giảm nhanh chóng sức khỏe của người bệnh. Lúc này người mắc sởi cần ngay lập tức được nghỉ ngơi.
  • Các ban xuất hiện ở diện rộng, bao phủ hết cơ thể.
  • Ở người lớn, bệnh sởi thường xuất hiện kèm viêm thanh quản, viêm phế quản, nặng hơn có thể gây viêm phổi và viêm não do thần kinh.
  • Bệnh sởi khi xuất hiện ở người lớn thì hầu hết phải cho nhập viện để điều trị. Trong khi trẻ em thì bạn vẫn có thể điều trị cho bé tại nhà được.

Biến chứng thường gặp của bệnh sởi ở người lớn

Biến chứng của bệnh sởi gây viêm thanh quản, viêm phế quản, bệnh về phổi

  • Biến chứng gây viêm đường hô hấp, viêm thanh quản: Biểu hiện là người bệnh cảm thấy khó thở thường xuyên do thanh quản bị co thắt. Sau đó, bạn có thể thấy các triệu chứng kèm theo như sốt cao, giọng khàn, khó thở có thể khiến cơ thể tím tái.
  • Biến chứng gây viêm phế quản: Biểu hiện của biến chứng trong giai đoạn này xuất hiện trong thời kỳ mọc ban gây ho nhiều, khó thở, sốt rất cao. Đi khám nghe phổi của bệnh nhân có hiện tượng rạn phế quản, x-quang có hình ảnh viêm phế quản.
  • Biến chứng gây viêm phế quản- phổi: Biểu hiện của biến chứng này gặp sau thời kỳ phát ban. Người bệnh gặp các triệu chứng: khó thở nhiều, nghe được ran phế quản, sốt cao, chụp x- quang thấy hình ảnh phế quản bị viêm, biến chứng này rất nguy hiểm vì có nguy cơ tử vong rất cao.

Biến chứng của bệnh sởi gây thần kinh viêm não, viêm màng não, viêm tủy

Khác với sởi ở trẻ em, bệnh sởi ở người lớn có biến chứng rất nặng nề, trong đó có viêm não có thể dẫn đến liệt, động kinh...phụ nữ mang thai cũng có nhiều nguy cơ mắc sởi, gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Biến chứng viêm não thường xuất hiện từ ngày từ 3- ngày thứ 6 trong giai đoạn phát ban gây sốt cao, co giật, cơ thể rơi vào trạng thái không tỉnh táo, u mê, không làm chủ được ý thức. Nặng nề hơn, biến chứng có thể gây liệt nửa người- đây là biến chứng hết sức nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao cũng như để lại các di chứng về sau.Biến chứng gây viêm màng não mủ: Đây có thể là hậu quả của viêm tai do bội nhiễm. Tình trạng này cũng rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

viCare.vn-benh-soi-o-nguoi-lon-body-4
Biến chứng của bệnh sởi gây thần kinh viêm não, viêm màng não, viêm tủy

Biến chứng của bệnh sởi gây viêm não chất bán trắng xơ hóa

Người bị bệnh sởi khi gặp phải biến chứng này có thể bị chết trong tình trạng co cứng mất não. Thời gian diễn ra biến chứng này rất chậm, có thể là sau một vài năm sau nhiễm sởi, do virus vẫn sống trong cơ thể người bệnh và gây ra biến chứng nặng nề.

Biến chứng của bệnh sởi gây viêm niêm mạc miệng

  • Biến chứng ban đầu gây loét miệng, sau đó lan dần vào xương hàm gây nên tình trạng viêm xương, rụng răng, kèm với đó là hơi thở có mùi.
  • Biến chứng còn có thể gây ra các bệnh ho gà, bạch hầu.

Biến chứng của bệnh sởi gây nên các bệnh về đường tiêu hóa

Biến chứng gây nên viêm ruột do bội nhiễm các vi khuẩn như: E.coli, shigella...

Các biến chứng của bệnh sởi diễn ra nhanh và nguy hiểm do người lớn thường mang tâm lý chủ quan, không có sự điều trị cũng như cách ly. Đặc biệt ở những người già suy giảm miễn dịch hay phụ nữ mang thai thì biến chứng càng dễ gặp hơn.

Xem thêm:

  • Thông tin cần biết về bệnh sốt phát ban dạng sởi ở người lớn
  • Hiểu biết về triệu chứng của bệnh sởi ở cả trẻ em và người lớn
  • Triệu chứng bệnh sởi ở người lớn chớ coi thường