Biến chứng nguy hiểm bệnh ho gà ở trẻ em

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm, 300.000 người tử vong do ho gà. Đa số người mắc bệnh là trẻ em dưới 1 tuổi ở các quốc gia chậm phát triển. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng biết để xử trí. Cùng HoiBenh tìm hiểu về biến chứng cũng như cách điều trị bệnh ho gà ở trẻ em.

Biến chứng nguy hiểm bệnh ho gà ở trẻ em Biến chứng nguy hiểm bệnh ho gà ở trẻ em

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm, 300.000 người tử vong do ho gà. Đa số người mắc bệnh là trẻ em dưới 1 tuổi ở các quốc gia chậm phát triển. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng biết để xử trí. Cùng HoiBenh tìm hiểu về biến chứng cũng như cách điều trị bệnh ho gà ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà ở trẻ em

Bệnh ho gà ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết vì bệnh thường có các dấu hiệu giống như bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp thông thường. Dưới đây là các triệu chứng chính để nhận biết bệnh ho gà:

Thời kỳ ủ bệnh

Khoảng 5 đến 12 ngày.

Thời kỳ khởi phát

Thường diễn ra từ 3 đến 14 ngày với các biểu hiện cụ thể:

  • Trẻ bị sốt nhẹ, thường từ 38, 39 độ C rồi từ từ tăng dần.
  • Sau đó xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp như hắt hơi, ho khan, chảy nước mũi, đau rát họng và dần chuyển thành những cơn ho.

Thời kỳ phát bệnh (hay còn gọi là giai đoạn co thắt, giai đoạn ho cơn)

Thời kỳ này kéo dài từ 1 đến 2 tuần, trẻ bắt đầu xuất hiện những cơn ho gà điển hình, xảy ra vô cớ, bất chợt suốt cả ngày. Ho nhiều về đêm ngay cả khi trẻ đang chơi, đang ăn hoặc khi quấy khóc. Các cơn ho thường diễn biến qua 3 giai đoạn chính là ho, thở rít vào và khạc đờm.

  • Ho: trẻ ho rũ rượi, thành cơn, mỗi cơn khoảng 15 đến 20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Ho nhiều làm trẻ thở yếu dần có lúc như ngừng thở, mắt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, mặt tím tái, chảy nước mắt nước mũi.
  • Thở rít vào: Hiện tượng này xuất hiện cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, trẻ thở rít vào và nghe thấy như tiếng gà rít.
  • Ho có đờm đặc: Khi trẻ ho xong thường khạc đờm màu trong, trắng, nhớt như lòng trắng trứng, trong đờm có trực khuẩn ho gà.

Sau mỗi cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, vã mồ hôi, có thể nôn, mạch nhanh, thở nhanh. Kèm theo có thể xuất hiện một số triệu chứng như sốt nhẹ hoặc không sốt, mắt và mí mắt nặng, loét hãm lưỡi (nằm ở mặt dưới của lưỡi).

vicare.vn-bien-chung-nguy-hiem-benh-ho-ga-o-tre-em-body-1

Thời kỳ lui bệnh và hồi phục

Thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Số cơn ho giảm dần và ngắn lại, cường độ ho giảm, đờm ít và dần dần hết hẳn. Tình trạng cơ thể tốt dần lên, trẻ bắt đầu ăn được và vui chơi bình thường.

Ở nhiều trẻ có xuất hiện những cơn ho phản xạ kéo dài, thậm chí lên đến 1 đến 2 tháng.

Ho gà ở trẻ là bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời, các bé có thể hồi phục hoàn toàn, không hoặc ít để lại di chứng đặc biệt ở đường hô hấp sau này. Vì thế khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, phụ huynh cần đưa con em đến cơ sở y tế để được khám và điều trị càng sớm càng tốt tránh nguy cơ bị biến chứng.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà ở trẻ em

Bệnh ho gà ở trẻ em có thể gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng và đôi khi đe dọa tính mạng ở sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé chưa được tiêm phòng đầy đủ. Dưới đây là các biến chứng thường gặp ở các bé:

Biến chứng về đường hô hấp

  • Viêm phổi: Đây là biến chứng hay gặp nhất của bệnh ho gà ở trẻ nhỏ, chiếm 20% nguy cơ biến chứng các ca bệnh. Biến chứng này thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn.
  • Giãn phế quản: thông thường đây là hậu quả của bội nhiễm phế quản - phổi.
  • Viêm phổi - phế quản là biến chứng hô hấp hay gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng do sức đề kháng của các bé quá yếu. Có thể dẫn tới nguy cơ tử vong do suy hô hấp nếu không được chữa trị kịp thời.

Biến chứng thần kinh

  • Viêm não là một biến chứng nặng và rất nguy hiểm của bệnh ho gà, tỷ lệ tử vong cao.
  • Co giật là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.
  • Liệt nửa người, liệt chân, tay và mất ngôn ngữ là do xuất huyết não hoặc xung huyết não.
  • Bệnh não cấp còn gọi là chứng kinh giật ho gà.

Biến chứng cơ học

Lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng. Hay trẻ có thể gặp nguy cơ vỡ phế nang, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất ở những trường hợp nặng hơn.

Thanh thiếu niên và người lớn cũng có thể bị biến chứng do bệnh ho gà nhưng thường ít nghiêm trọng hơn ở những lứa tuổi này, đặc biệt với những đối tượng đã được tiêm vắc xin phòng bệnh. Biến chứng ở thanh thiếu niên và người lớn thường gây ra bởi bản thân các cơn ho, phổ biến nhất là:

  • Sút cân (chiếm 33% các ca bệnh)
  • Mất kiểm soát bàng quang (chiếm xác suất 28%)
  • Bất tỉnh (chiếm 6%)
  • Gãy xương sườn do ho nặng (chiếm 4%)
vicare.vn-bien-chung-nguy-hiem-benh-ho-ga-o-tre-em-body-2

Nguyên nhân gây bệnh ho gà ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp, sau đó sinh sống và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản. Ở vị trí đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin. Đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh. Trong những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt không khí không nóng cũng không lạnh chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Bệnh ho gà ở trẻ em có lây không?

Vi khuẩn gây bệnh ho gà có thể lây qua các tiếp xúc với dịch tiết của đường mũi, họng... Khi trẻ mắc bệnh, bị hắt hơi, cười hoặc ho thì những giọt nước bọt nhỏ chứa các vi khuẩn gây bệnh có thể bắn ra ngoài không khí và lây lan cho những người hít phải.

Một khi bên trong đường hô hấp bị các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào, chúng sẽ bám vào những sợi lông bé li ti trên niêm mạc đường hô hấp. Từ đó các vi khuẩn gây viêm đường thở và dẫn đến cơn ho khan kéo dài và kèm theo những triệu chứng khác tương tự cơn cảm lạnh thông thường.

Nhiều trẻ bị ho gà do lây bệnh từ người trong một gia đình (bố mẹ, anh chị em hoặc người giúp việc nuôi dưỡng). Một số trường hợp (ngay cả người lớn) mặc dù đã được tiêm phòng nhưng vẫn có thể mắc bệnh ho gà tuy thể bệnh nhẹ hơn (có thể do lượng kháng thể sinh ra sau tiêm chủng đã bắt đầu giảm) và ít có biến chứng hơn.

Trẻ ở bất cứ độ tuổi nào đều có thể mắc bệnh ho gà, bệnh có thể kéo dài trong vòng 3 đến 6 tuần. Trẻ vẫn có khả năng nhiễm bệnh dù đã được tiêm phòng trước đó, nhưng trường hợp này xảy ra khá hiểm.

Điều trị bệnh ho gà ở trẻ em như thế nào?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh ho gà nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như trình bày ở trên. Do đó, các bậc phụ huynh cần nhận biết dấu hiệu sớm và chữa trị càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi, bố mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện để theo dõi và điều trị nội trú tại bệnh viện.

Ở những trẻ lớn hơn và chưa có biến chứng, phụ huynh có thể cho trẻ điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu trong vòng 10-14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho con sử dụng các thuốc an thần, thuốc giảm ho, long đàm,... bởi chúng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

vicare.vn-bien-chung-nguy-hiem-benh-ho-ga-o-tre-em-body-3

Làm thế nào để phòng tránh bệnh ho gà cho trẻ em?

Nhiều người thường cho rằng ho gà là một căn bệnh trong quá khứ và có thể được ngăn chặn hoàn toàn bởi vaccine, tuy nhiên nó chưa bao giờ biến mất. Do vậy, điều quan trọng mà bạn cần nhớ là cần duy trì tiêm phòng đầy đủ cho trẻ nhỏ cũng như trẻ vị thành niên. Cách tốt nhất để bảo vệ gia đình bạn khỏi căn bệnh này là tiêm phòng đầy đủ.

Các em bé thường được tiêm phòng bệnh ho gà từ tháng thứ 2 trở đi và cùng với vaccine phòng bệnh bạch hầu và bệnh uốn ván. Những mũi tiếp theo được tiêm vào tháng thứ 4 và tháng thứ 6. Có thể tiêm nhắc lại vào khoảng 15 tới 18 tháng tuổi và một mũi khác trước tuổi đến trường (từ 4-6 tuổi).

Tóm lại, phụ huynh không nên xem thường những cơn ho dai dẳng của trẻ nhỏ vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh ho gà hoặc một số căn bệnh nghiêm trọng thuộc đường hô hấp. Nói cách khác, bố mẹ cần phải đem con, em đến các cơ sở y tế nếu nghi ngờ về tình trạng sức khỏe để được giúp đỡ và tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Xem thêm:

  • Mách bạn cách chăm sóc trẻ bị ho gà nhanh khỏi bệnh
  • Bệnh ho gà có điều trị tại nhà được không?
  • Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguy hiểm nhưng có thể ngăn chặn sớm